Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp trong xã hội, Phân loại giao tiếp. Các yếu tố cấu thành hoạt động giao tiếp và kỹ năng để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.
Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp trong xã hội, Phân loại giao tiếp. Các yếu tố cấu thành hoạt động giao tiếp và kỹ năng để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình giao tiếp xã hội không có sự phân cực giữa bên phát và bên nhận thông tin, cả hai đều là chủ thể tích cực, luôn đổi vai cho nhau. Các chủ thể giao tiếp là những nhân cách đã được xã hội hóa, do vậy các hệ thống tín hiệu thông tin được họ sử dụng chịu sự chi phối của các qui tắc chuẩn mực xã hội trong một khung cảnh văn hóa xã hội thống nhất. Đồng thời, mỗi cá nhân là một bản sắc tâm lý với những khả năng sinh học và mức độ trưởng thành về mặt xã hội khác nhau. Như vậy, giao tiếp có một cấu trúc kép, nghĩa là giao tiếp chịu sự chi phối của động cơ, mục đích và điều kiện giao tiếp của cả hai bên có thể mô tả như sau:
Trong quá trình giao tiếp hai người luôn tự nhận thức về mình, đồng thời họ cũng nhận xét, đánh giá về phía bên kia. Hai bên luôn tác động và ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp và có thể mô hình hóa như sau:
Khi A và B giao tiếp với nhau, A nói chuyện với tư cách A’ hướng đến B”, B nói chuyện với tư cách B’ hướng đến A”; trong khi đó, A và B đều không biết có sự khác nhau giữa A’, B’, A”, B” với hiện thực khách quan của A và B; A và B không hề biết về A”, B” hay nói cách khác là không hay biết về về sự đánh giá nhận xét của bên kia về mình. Hiệu quả của giao tiếp sẽ đạt được tối đa trong điều kiện có sự khác biệt ít nhất giữa A-A’-A” và B-B’-B”.
Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp biểu hiện ở khả năng lôi cuốn, thu hút đối tượng giao tiếp, biết duy trì hứng thú, sự tập trung chú ý của đối tượng (có duyên trong giao tiếp).
Chúng ta cùng học về tên tiếng Anh một số kỹ năng mềm (soft skills) nha!
- task management skill, time management skill (kỹ năng quản lý tác vụ, kỹ năng quản lý thời gian)
- self-learning skill (kỹ năng tự học)
- critical thinking (kỹ năng tư duy)
- teamwork skill, collaboration skill (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác)
- communication skill (kỹ năng giao tiếp)
- leadership skill (kỹ năng lãnh đạo)
- analytical skill (kỹ năng phân tích)
- independent work skill (kỹ năng làm việc độc lập)
- presentation skill (kỹ năng thuyết trình)
- organizational skill (kỹ năng tổ chức)
- problem-solving skill (kỹ năng giải quyết vấn đề)
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng sống vô cùng cần thiết và quan trọng trong xã hội hiện đại. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ có được những mối làm ăn, quan hệ bạn bè giúp ích rất nhiều cho cuộc sống sau này. Vậy kỹ năng giao tiếp là gì? Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, một số kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhất sẽ được UNICA chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Kỹ năng giao tiếp đề cập đến khả năng đưa và nhận thông tin một cách hiệu quả thông qua: ngôn ngữ, cảm xúc, và ký hiệu giao tiếp. Trở thành một người có khả năng giao tiếp tốt bao gồm rất nhiều kỹ năng khác nhau nhưng mục đích đều là đạt được kết quả khi giao tiếp.
Bất kể bạn làm việc ở đâu hay bạn làm gì, khả năng giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng quan trọng. Lưu ý rằng kỹ năng giao tiếp được tạo thành từ các kỹ năng mềm. Trái ngược với các kỹ năng cứng phải được học qua đào tạo, các kỹ năng mềm có được trong suốt cuộc đời của bạn thông qua khả năng của bản thân và những trải nghiệm thực tế trong công việc cũng như cuộc sống.
Các yếu tố cấu thành kỹ năng giao tiếp bao gồm:
Ngôn ngữ: Các ngôn từ, cụm từ, ngữ điệu kết hợp với ngữ khí để truyền đạt ý kiến dễ hiểu, lôi cuốn.
Lắng nghe: Bên cạnh việc truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, kỹ năng giao tiếp cũng đòi khả năng lắng nghe, đồng cảm và tôn trọng người khác.
Góc nhìn: Đưa ra những quan điểm, lập luận một cách logic, thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm đó.
Giao tiếp phi ngôn ngữ: Kết hợp các cử chỉ, biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể và hiểu được các hành động phi ngôn ngữ của người khác.
Giải quyết xung đột: Kỹ năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn để duy trì mối quan hệ với người khác.
Tự tin: Tự tin đứng trước đám đông, diễn đạt ý tưởng và nói ra ý kiến của mình một cách trôi chảy.
Kiên nhẫn: Nhẫn nại, kiên trì và có sự thấu hiểu khi người khác không ngay lập tức đồng ý, chấp nhận ý kiến khác.
Tương tác xã hội: Khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng xung quanh.
Dưới đây là một số cách rèn luyện để bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
Khi giao tiếp, cần lắng nghe chân thành và tập trung vào những điều mà đối phương muốn truyền đạt. Qua đó, bạn hiểu rõ hơn về quan điểm, cảm xúc của họ. Đồng thời hành động này thể hiển sự tôn trọng, tạo điều kiện cho đối phương chia sẻ hết những tâm tư khó nói.
Việc nhớ tên đối phương trong giao tiếp tạo cảm giác gần gũi và tôn trọng đối phương. Nhất là trong những công việc chăm sóc khách hàng, hỗ trợ tư vấn,.. nó sẽ tạo thiện cảm cho khách hàng, nâng cao sự tin tưởng giữa doanh nghiệp - khách hàng.
Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp giúp truyền tải thông tin một cách rõ ràng hơn. Nó cũng là biểu hiện cho thấy rằng bạn rất tự tin, chuyên nghiệp và tăng thiện cảm trong mắt khách hàng.
Ngôn ngữ cơ thể bao gồm từ ánh mắt, biểu cảm cho đến những cử chỉ. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng ngôn ngữ cơ thể quá mức và không đúng trong một số trường hợp để tránh sự hiểu lầm.
Các cách rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp
Khi giao tiếp cần thể hiện với giọng điệu tự tin, quyết đoán, truyền tải thông tin rõ ràng. Nên tránh những từ ngữ như “ừm, à, hmmm” và cần biết cách ngắt nghỉ đúng chỗ để làm rõ hơn thông điệp mà mình muốn truyền tải.
Trong những hoàn cảnh khác nhau, bạn cần sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu khác nhau để câu nói trở nên mạch lạc, dễ hiểu nhất. Trong quá trình giao tiếp nên tránh những từ ngữ quá chuyên môn và cẩn trọng với ngữ pháp để câu nói được thoát nghĩa.
Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, cũng là nơi truyền tải thông điệp quan trọng nhất khi giao tiếp. Biết cách sử dụng ánh mắt hiệu quả tạo ra môi trường giao tiếp hiệu quả, tăng độ tin cậy và uy tín với người khác.
Trong quá trình giao tiếp, bạn cần nhìn vào mắt của đối phương để thể hiện rằng mình đang chăm chú lắng nghe và rất tôn trọng ý kiến của người khác. Tuy nhiên, nên tránh nhìn quá lâu hay nhìn chằm chằm vào mắt của đối phương bởi nó gây ra sự khó chịu hoặc áp lực.
Kiểm soát cảm xúc và sử dụng ngôn từ, cử chỉ phù hợp
Kỹ năng giao tốt thể hiện ở việc một người biết cách kiểm soát cảm xúc. Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp với rất nhiều những tình huống thể hiện sự bất đồng trong quan điểm dẫn tới tranh cãi. Vì vậy, khi kiểm soát được cảm xúc giúp bạn tránh được những hiểu lầm, bất hòa trong nhiều tình huống.
Khi giao tiếp, bạn cần tránh nói lắp bắp, ấp úng, lòng vòng để tránh đối phương cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và không tập trung được vào thông tin bạn muốn truyền tải. Vì vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi, rõ ràng. Ngoài ra, bạn nên tập nói trước gương, đọc sách và tích lũy kỹ năng sống, kiến thức,...
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán"
Xem ngay: Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán