Lương Cơ Bản Bác Sĩ 19 Triệu

Lương Cơ Bản Bác Sĩ 19 Triệu

Lương cơ bản của bác sĩ, nhân viên y tế chạm mốc 19 triệu đồng/tháng, thêm 70% phụ cấp sẽ là ‘đãi ngộ’ thỏa đáng

Lương cơ bản của bác sĩ, nhân viên y tế chạm mốc 19 triệu đồng/tháng, thêm 70% phụ cấp sẽ là ‘đãi ngộ’ thỏa đáng

Bảng lương mới, phụ cấp mới là ‘đãi ngộ’ thỏa đáng với bác sĩ, nhân viên y tế?

Ngoài mức lương kể trên, cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y đang công tác tại các cơ sở y tế thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất là 70% mức lương theo ngạch bậc hiện hưởng.

Ngoài ra, công chức, viên chức ngành y tế còn được cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch hiện hưởng cộng.

Bên cạnh đó, trong thời gian công tác, nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

Theo Bộ Y tế, đây là những đãi ngộ, khuyến khích các địa phương có chính sách thu hút cán bộ, nhân viên y tế về làm việc tại y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng.

Quốc hội vừa đồng ý với đề xuất của Chính phủ tăng lương cơ sở 30% từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7. Theo đó, lương của công chức, viên chức được tính bằng cách nhân hệ số lương với 2,34 triệu đồng thay vì mức 1,8 triệu đồng như hiện nay.

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội)

Hiện bảng lương của bác sĩ (cách xếp lương) được quy định tại Điều 13, Thông tư liên tịch 10/2015.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Với việc điều chỉnh lương cơ sở, từ 1-7, bảng lương của bác sĩ thay đổi cụ thể như sau:

Bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I)

Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II):

Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng (hạng III):

Với chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Mức lương từ 1-7 là từ 4.352.000 đồng đến 9.500.400, tương ứng mức tăng từ hơn 1 triệu đồng đến gần 2,2 triệu đồng.

Nếu bác sĩ là người ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế dù trong hay ngoài công lập thì đều thực hiện chế độ lương, phụ cấp theo thỏa thuận được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động. Dù thỏa thuận nhưng lương của bác sĩ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Từ 1-7, mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động được tăng bình quân 6%.

Thu nhập của cán bộ nhân viên y tế như bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng... tại một số bệnh viện, đơn vị y tế công lập, ngoài lương (hệ số lương theo ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, ưu đãi nghề...) còn có các khoản thu nhập khác như làm thêm giờ, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của đơn vị...

Việt Nam hiện có hơn 500.000 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có khoảng 125.000 bác sĩ. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2023, số bác sĩ trên 10.000 dân của Việt Nam là 12,5. Hiện năng lực đào tạo bác sĩ trên cả nước vào khoảng 13.000 bác sĩ tốt nghiệp/năm.

TPO - Bác sĩ tâm thần làm việc trong môi trường với nhiểu hiểm hoạ nhưng thực tế thu nhập mỗi tháng chỉ 3 triệu đồng khiến không nhiều bác sĩ muốn gắn bó lâu dài với công việc này, bác sĩ Trịnh Tất Thắng – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM chia sẻ với Ban văn hóa xã hội- Hội đồng Nhân dân TP.HCM hôm 10/4.

Theo bác sĩ Trịnh Tất Thắng cả 3 cơ sở của bệnh viện này đều không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân, từ diện tích, đến cấu trúc xây dựng, cơ sở vật chất. “Điều này gây khó khăn cho việc triển khai các kỹ thuật mới và hiệu quả trong phục hồi chức năng tâm thần cũng như triển khai các đơn vị điều trị tâm lý, tâm vận động, kích thích từ xuyên sọ...”- bác sĩ Thắng nói.

Người đứng đầu bệnh viện thâm thần cho biết dù lượng bệnh nhân tăng cao nhưng thu nhập không tăng lên là bao, vì cơ sở hạ tầng ọp ẹp, chưa mở rộng được các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ cho bệnh nhân , thân nhân bệnh nhân để tăng thu nhập, trong khi nguồn ngân sách nhà nước thì cắt giảm  khiến đời sống của cán bộ, nhân viện ở đây càng thêm khó khăn.

“Hiện thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện này chỉ có 3 triệu đồng/ tháng. Trong năm 2015 ngân sách TP cấp được hơn 55 tỷ đồng,  năm 2016 cấp được hơn 51 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 lại chỉ còn 39 tỷ đồng. Trong khi đó, nguồn thu của bệnh viện không tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2015 thu được hơn 192 tỷ đồng thì năm 2016 thù được 214 tỷ đồng, 2017 được hơn 231 tỷ đồng”- bác sĩ Thắng dẫn chứng và cho biết hiện cả 3 cơ sở chỉ có 61 bác sĩ mà từ nay đến năm 2020 sẽ có tới hơn chục bác sĩ nghỉ hưu.

Theo ông Thắng không biết kiếm đâu ra người để làm việc với mức lương như hiện nay trong khi bệnh nhân bị trầm cảm, tâm thần phân liệt... đến khám, điều trị tăng khoảng 15% mỗi năm với khoảng 800 lượt/ngày.

Viên chức ngành y tế giữ chức vụ lãnh đạo được xây dựng bảng lương mới

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, viên chức ngành y tế giữ chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng bảng lương mới dựa trên nguyên tắc:

Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất.

Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.