Về vấn đề này, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Về vấn đề này, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Người lao động tham gia BHXH từ năm 2025 không được tính lương hưu trên những năm đóng BHXH cuối cũng là quy định mới.
Theo quy định tại Luật BHXH hiện hành và Điều 72 Luật BHXH 2024 thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu của người lao động thuộc khu vực nhà nước được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của một số năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, tại điểm g khoản 1 Điều 72 Luật BHXH 2024 quy định:
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Có nghĩa, nếu bắt đầu tham gia BHXH từ 2025, mức lương hưu của người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính dựa trên toàn bộ quá trình đóng giống như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng đã thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 7/2025.
Hiện nay, Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện để hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Theo đó, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Có nghĩa, từ 01/7/2025 điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
- Đối với lao động nam: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm.
- Đối với lao động nữ: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm.
Dự thảo Luật Nhà giáo đã được trình Quốc hội ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và dự kiến sẽ được thông qua ở kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), theo Nghị quyết 129/2024/QH15.
Đáng chú ý, tại Điều 27 dự thảo Luật này có đề xuất về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
- Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;
- Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;
- Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Bên cạnh đó, tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.
Tại dự thảo Luật này cũng đã đề xuất 6 trường hợp nhà giáo được hưởng lương và phụ cấp cao hơn.
Như vậy, nếu như dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua vào tháng 5/2025 thì chế độ tiền lương của nhà giáo cũng sẽ được điều chỉnh, cải thiện đáng kể.
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề chính sách tiền lương 2025 có gì mới?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo quy định tại khoản 2 điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC (TT111/2013/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung điều 2 TT111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định như sau:
2. Sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
⇒ Tiền nhà ở, chi phí điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động (NSDLĐ) xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động (NLĐ) làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do NSDLĐ xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho NLĐ làm việc tại đó là những khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN.
Trường hợp NLĐ được Công ty trả tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập theo quy định tại Khoản 2 điều 11 và Khoản 1 điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC .
⇒ Điều này có nghĩa là khoản phụ cấp nhà ở nhỏ hơn hoặc bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải được tính vào thu nhập chịu thuế.
⇒ Phần còn lại (nếu có) của khoản phụ cấp nhà ở mà NSDLĐ trả cho NLĐ không phải là thu nhập chịu thuế.
Ví dụ: Công ty E trả lương cho Ông A như sau:
Tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm tiền thuê nhà) = 9,760,000 – 3,000,000 – 600,000 = 6,160,000 VNĐ.
Tiền thuê nhà chịu thuế = 15% x 6,160,000 = 924,000 VNĐ.
⇒ Vậy tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 6,160,000 + 924,000 = 7,084,000 VNĐ.
⇒ Số tiền phụ cấp nhà ở tính vào thu nhập chịu thuế là 924,000 VNĐ.
⇒ Phần còn lại 3,000,000 – 924,000 =2,076,000 VNĐ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Quyết định 1225/QĐ-BLĐTBXH điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Theo đó, việc điều tra sẽ được tiến hành trên phạm vi 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước, có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.
Trong đó, những địa phương có số lượng doanh nghiệp được khảo sát nhiều là TP. Hà Nội với 700 doanh nghiệp và 1.400 lao động; TP.HCM với 800 doanh nghiệp, 1.600 lao động; tỉnh Đồng Nai với 200 doanh nghiệp và 400 lao động; các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP. Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương mỗi địa phương 150 doanh nghiệp và 300 lao động…
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết việc điều tra này nhằm thu thập các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương trong doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Việc điều tra cũng đồng thời, phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động, để doanh nghiệp, người lao động tham khảo, làm cơ sở thương lượng tiền lương.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 có thể được điều chỉnh theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia dựa trên kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Theo đó, lương tối thiểu vùng 1 là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,45 triệu đồng/tháng.
Lương tối thiểu giờ vùng 1 là 23.800 đồng; vùng 2: 21.200 đồng; vùng 3: 18.600 đồng; vùng 4: 16.600 đồng.