Top 10 Doanh Nghiệp Việt Nam

Top 10 Doanh Nghiệp Việt Nam

Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên mô hình xếp hạng Fortune 500, đồng thời được kiểm chứng với dữ liệu của doanh nghiệp.

Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên mô hình xếp hạng Fortune 500, đồng thời được kiểm chứng với dữ liệu của doanh nghiệp.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank

Năm 2014, kết quả hoạt động của Sacombank đạt khá toàn diện. Các chỉ tiêu tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo đúng định hướng, bứt phát vượt trội so với các ngân hàng bạn cùng quy mô. Tổng tài sản tăng trưởng mạnh về cả chất và lượng, tăng 17,8% so với đầu năm (toàn ngành tăng 12,2%). Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tính an toàn, ổn định ở thị trường 1, linh hoạt đối với thị trường 2, đẩy mạnh giao dịch chứng khoán nợ. Huy động vốn tính đến ngày 31/12/2014 tăng 19,3% so với đầu năm.

Tập đoàn vàng bạc, đá quí DOJI

Đứng thứ 2 trong danh sách là tập đoàn tư nhân DOJI, tuy nhiên trong năm 2012-2013 công ty vinh dự xếp đầu bảng danh sách này. Là thành viên Việt Nam duy nhất trở thành thành viên của Hiệp hội Đá quí ICA. Sản phẩm của DOJI được xuất đi nhiều nước lớn như Nhật Bản, Hồng Kong, Ấn Độ,….

Kinh doanh các loại trang sức quí giá

Sản phẩm chiến lược của DOJI là Ruby và vàng miếng, không chỉ kinh doanh mà còn kiêm luôn cả khâu khai thách, chế tác, xuất khẩu đến các nước.

DOJI là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất toàn ngành vàng bạc, trang sức với 35.600 tỷ đồng, tương đương 1,6 tỷ USD - lớn hơn cả SJC (16.000 tỷ) và PNJ (9.200 tỷ) cộng lại. Đây chỉ là số liệu của riêng công ty mẹ DOJI, chưa bao gồm các công ty con.

Là tập đoàn kinh doanh nhiều lĩnh vực như bất động sản, sức khỏe – làm đẹp, du lịch – khách sạn, dịch vụ y tế,… và thành công nhất ở lĩnh vực bất động sản với nhiều công trình lớn nổi tiếng.

Trong quý 4 năm 2015, tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn này đạt 14.367 tỷ đồng tăng 134% so với cùng kỳ năm trước với sự đóng góp từ các thương hiệu Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vinpearl Land, Vinschool, Vinmec, VinMart và VinPro.

Tập đoàn Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam. Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt chiếm tỷ trọng khoảng 75% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn.

Kết quả kinh doanh năm 2015 với doanh thu 27.864 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.504 tỷ đồng – tăng trưởng lần lượt là 30% và 24% so với năm 2014.

Liên hợp các nhà máy sản xuất hiện đại

Hiện nay, Thaco đã trở thành một trong những công ty phát triển hàng đầu tại Việt Nam, là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất và lắp ráp đầy đủ 3 dòng xe: du lịch, xe tải và xe bus với tỉ lệ nội địa hóa từ 16% - 46%, đem lại cho người dân Việt Nam những sản phẩm ôtô đa dạng, chất lượng giá cả hợp lý. Đặc biệt, sản phẩm Thaco Mobihome được xem là sản phẩm ôtô thương hiệu Việt có chất lượng cao, đã được khách hàng tin dùng và chiếm 90% thị phần.

Doanh thu hợp nhất của Thaco cũng tăng 90%, từ 21.900 tỷ lên 41.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng hơn gấp đôi, từ 3.400 lên gần 7.400 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, Trường Hải hiện là một trong những doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam.

Thương hiệu được người Việt tin dùng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, với tổng tài sản đạt 181.019 tỷ đồng và vốn điều lệ 12.295 tỷ đồng, nằm trong Top 5 NHTM lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản và Top 7 NHTM lớn nhất Việt Nam về vốn điều lệ.

SCB ghi nhận 110 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 7,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 80 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận phân phối cho các cổ đông của ngân hàng là 76,4 tỷ đồng. Lợi nhuận của cổ đông không kiểm soát là 3,4 tỷ đồng.

CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện là doanh nghiệp chiếm thị phần chi phối trong lĩnh vực nước mắm và nước tương; đứng thứ 2 về thị phần mì ăn liền và nắm giữ cổ phần chi phối đối với CTCP Vinacafe Biên Hòa và CTCP Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc (Proconco).

Tập đoàn Masan đạt 11.500 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 118% so với cùng kỳ năm 2014. Lũy kế cả năm 2015, Masan đạt 30.628 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 90% so với năm 2014.

Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động

CTCP Thế Giới Di Động kinh doanh 2 chuỗi nhà bán lẽ điện thoại và điện máy lớn nhất VIệt Nam, đó là Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh.

Được nhận xét là nhà phân phối hoạt động hiệu quả số 1 Việt Nam nhất là về mảng điện thoại, Vượt mặt cả FPT và một số hãng lớn khác. Với phương châm phục vụ khách hàng tận tâm và mang đến những sản phẩm kèm dịch vụ tốt, Thế Giới Di Động chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng và giới chuyên gia đánh giá.

Hãy truy cập cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review mỗi ngày để đọc nhiều thông tin bổ ích

Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Ngày 8/11/2024, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024.

Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 (Nguồn: Vietnam Report)

Theo đó, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên vẫn vững ngôi vương trong danh sách.

Những cái tên kỳ cựu như Tập đoàn Dầu trí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ... vẫn trong top.

Vingroup từ vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng năm 2023 leo lên vị trí thứ 4 trong năm 2024.

Hòa Phát không lọt top 10 trong năm nay trong khi năm ngoái đứng ở vị trí thứ 8. Thay vào vị trí đó trong năm nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2024 (Nguồn: Vietnam Report)

Trong bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp tư nhân, sau 2 năm giữ vị trí doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Hòa Phát bị Vingroup vượt qua và đứng thứ 2.

Kết quả thống kê từ bảng xếp hạng VNR500 năm 2024 cho thấy, ngành Công nghiệp – Xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của ngành kinh tế với số lượng doanh nghiệp áp đảo, dù tổng doanh thu có sự giảm nhẹ (-0,7%) so với năm trước.

Trong khi đó, ở nhóm ngành Dịch vụ tổng doanh thu được cải thiện tăng 13,7% so với năm trước, đóng góp lớn vào kết quả trên phải kể đến doanh thu từ các doanh nghiệp Tài chính với mức tăng trưởng hơn 23,1% tổng doanh thu so với cùng kỳ.

Còn với nhóm ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản do phải đối mặt với những diễn biến khó khăn chưa có đơn hàng mới trong năm 2023 dẫn đến tổng doanh thu cuối năm có sự suy giảm nhẹ (-7,8%) so với năm trước.

Về tổng doanh thu một số ngành chính trong bảng xếp hạng, ghi nhận sự gia tăng tổng doanh thu các nhóm ngành Tài chính (+23,1%), Cơ khí (+16,1%), Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (+6,6%), Xây dựng (+6,4%) so với năm trước.

Ở chiều ngược lại, sau một năm đạt kết quả ấn tượng thì các nhóm ngành như Bán lẻ (-7,5%), Hóa chất (-7,4%), Khoáng sản (-5,2%), Điện (-4,6%) lại ghi nhận doanh thu không mấy lạc quan trong năm 2023 do nhu cầu tiêu dùng yếu đi, xuất khẩu hàng hóa chững lại.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra top 3 ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong 12 tháng tới từ góc nhìn các doanh nghiệp VNR500 là Công nghệ thông tin/ Viễn thông, Vận tải/ Logistics và Điện/ Năng lượng.