Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
10/09/2023 19:11 An Khê In bài
ANTD.VN - Sáng ngày 10-9, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2023 – 2024 và trao bằng Cử nhân Phật học cho Tăng Ni sinh Khóa II Liên thông, bằng Thạc sĩ Phật học đợt II. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, Học viện Phật giáo Việt Nam trao bằng tiến sĩ cho tiến sĩ Phật học đầu tiên do Học viện đào tạo.
Đó là Tiễn sĩ Nguyễn Hữu Thắng, pháp danh Thích Đạo Tấn, nghiên cứu sinh khóa 1 hệ sau đại học của học viện, với luận án "Ngũ uẩn và pháp hành Thiền tuệ trong A Tỳ Đàm". Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thắng là người đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ trong số 32 nghiên cứu sinh tại học viện đợt này.
PGS - TS Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội), người phản biện luận án này đánh giá, Ngũ uẩn trong A Tỳ Đàm và ứng dụng trong thực hành Thiền tuệ là một vấn đề mới, ít người nghiên cứu. Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Cơ sở lý luận hợp lý, xác đáng. Các phương pháp nghiên cứu của luận án được tác giả sử dụng phù hợp, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy.
Việc nghiên cứu này có thể giúp thấu triệt giáo lý của Đức Phật và thiết lập chính kiến trong việc tu học Phật pháp. Hơn nữa, nghiên cứu A Tỳ Đàm có thể giúp hiểu rõ kinh điển và áp dụng trực tiếp vào đời sống hàng ngày. PGS - TS Nguyễn Tài Đông cho rằng Ngũ uẩn trong A Tỳ Đàm và ứng dụng trong thực hành Thiền tuệ là một vấn đề mới, ít người nghiên cứu. Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Giáo sư Lương Gia Tĩnh, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho biết, năm học 2023 – 2024 có ý nghĩa đặc biệt, ghi đậm dấu ấn quan trọng trong lịch sử hơn 40 năm trưởng thành của Học viện. Xét về quy mô giáo dục – đào tạo, bắt đầu từ tháng 11/2018, đến nay Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại Hà Nội đã có trọn vẹn qui mô và quy trình giáo dục – đào tạo Phật học, từ Trung cấp, Cao đẳng, Cử nhân, đến Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Tại lễ khai giảng, Hội đồng điều hành Học viện cũng đã trao 7 bằng thạc sĩ và bằng cử nhân cho các học viên
Hiện tại có 734 Tăng Ni sinh và học viên đang tu học theo 3 cấp, với 4 hệ giáo dục đào tạo tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội là Cao đẳng, Cử nhân (có hệ Cử nhân Chính quy và Cử nhân Liên thông) và sau Đại học (có Cao học và Nghiên cứu sinh).
Cũng theo GS Lương Gia Tĩnh để Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội có được những thành tựu nhất định trong giáo dục - đào tạo và có được một cở sở khang trang như hôm nay là kết tinh của công sức, trí tuệ, và hơn hết là tấm lòng của Chư tôn đức, các cơ quan hữu quan, các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế, của quý vị Giảng sư, Thân giáo sư, tịnh tài tịnh vật của các tổ chức và cá nhân... vì sự nghiệp giáo dục – đào tạo Tăng tài.
Hoà thượng, Tiến sĩ Phật học Thích Thanh Quyết, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã gióng hồi trống khai giảng năm học 2023 - 2024
Tại buổi lễ, Hoà thượng, Tiến sĩ Phật học Thích Thanh Quyết, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã gióng hồi trống khai giảng năm học 2023 - 2024 trong niềm vui của hàng nghìn tăng, ni sinh, phật tử tham dự.
Tới dự Lễ khai giảng năm học mới 2023 – 2024, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu khẳng định: Sự kiện trao bằng cho Tiến sĩ Phật học đầu tiên tại Học viện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khuyến khích các thế hệ nghiên cứu sinh học tập, cống hiến cho các Học viện giai đoạn sau này. Mong rằng, với sự cố gắng tinh tiến trên con đường tu học, các nghiên cứu sinh sẽ phục vụ các vùng sâu, vùng xa, phấn đấu vì tương lai phát triển của hệ thống giáo dục Phật giáo học đường.
Trình độ Thạc sĩ là từ 2 năm đến 3 năm.
Trình độ Tiến sĩ: Học viên có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ là 3 năm đến 5 năm.
Học viên có bằng tốt nghiệp Đại học là 5 năm đến 6 năm (liên thông).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI
– Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ưu tiên Tăng, Ni, Phật tử.
– Học viên đã tốt nghiệp tại các học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ) đương nhiên được dự thi.
2. Điều kiện dự thi: Thí sinh dự thi cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phật học (Học viện Phật giáo);
– Có bằng tốt nghiệp đại học đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.
– Có bằng tốt nghiệp Học viện Phật giáo hệ Cử nhân Phật học (dành cho liên thông).
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn); phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định (dành cho hệ liên thông).
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hoặc ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định (dành cho hệ liên thông).
– Có bằng Thạc sĩ trở lên đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn), phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định.
– Có bằng Thạc sĩ trở lên đối với ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định.
2.2. Lý lịch bản thân rõ ràng, không vi phạm pháp luật, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.
2.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.
2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.
Thí sinh phải dự thi 03 môn (thi viết):
1. Môn ngoại ngữ: Hệ Thạc sĩ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ B)
Hệ Tiến sĩ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ C)
– Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ;
c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước.
Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội phát hành, bao gồm:
1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu của Học viện), trong đó cần ghi rõ đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc (nếu có), cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.
2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp) với hệ Thạc sĩ và Tiến sĩ Liên thông. Văn bằng tốt nghiệp Thạc sĩ với hệ Tiến sĩ.
– Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức (BSKT) do HVPGVN – tại HN quy định (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành; chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú; hoặc cơ quan công tác.
4. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
5. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.
6. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3×4) ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có) phía sau ảnh.
Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài.
Lệ phí hồ sơ, bổ sung kiến thức và thi theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí 15 triệu/người/năm.
Học viện có Kí túc xá nội trú riêng (miễn phí) và sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa.
VI. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, ÔN TẬP
– Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo quy định tại mục II.
– Thời gian học bổ sung kiến thức: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 đối với thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức. Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên website: hvpgvn.edu.vn
– Học viên tốt nghiệp các Học viện Phật giáo thì không phải bổ sung kiến thức.
– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
– Thí sinh ôn tập ba môn dự thi.
– Thời gian ôn tập: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 (trong thời gian học bổ sung kiến thức đối với diện phải học bổ sung kiến thức).
– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
VII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN VÀ NHẬP HỌC
– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 29/07/2018 (dành cho thí sinh thuộc diện cần bổ sung kiến thức).
– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 01/9/2018 (dành cho thí sinh không thuộc diện cần bổ sung kiến thức).
2. Thời gian thi: ngày 15 – 16/9/2018
3. Địa điểm thi: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội).
Cư sĩ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh – Số điện thoại: 01662821235.
Đại đức Thích Vạn Lợi – Số điện thoại: 0982120025.
Xem thêm tại: www.hvpgvn.edu.vn