EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
CE Marking là bắt buộc đối với các sản phẩm nhất định ở khối liên minh châu Âu bao gồm 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất của sản phẩm sản xuất trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hóa sản xuất trong nước phải đảm bảo rằng hàng hóa được chứng nhận và đánh dấu phù hợp tiêu chuẩn CE.
Các sản phẩm Liên Minh Châu Âu chỉ định cần có dấu CE bao gồm:
Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
Ngoại trừ một số sản phẩm sau đây không cần dấu CE, Liên Minh Châu Âu không yêu cầu dầu CE với các mặt hàng:
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký tư vấn dịch vụ chứng nhận CE vui lòng liên hệ ngay với ICERT để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hướng dẫn cụ thể.
Đội ngũ chuyên gia tư vấn chứng nhận với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn sâu về dịch vụ chứng nhận CE.
Hệ thống chi nhánh trải dài khắp cả nước giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ của dễ dàng hơn.
Đội ngũ chuyên viên chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm, nhiệt tình.
Chi phí dịch vụ chứng nhận hợp lý, tiết kiệm nhất.
Hỗ trợ cung cấp cho doanh nghiệp các văn bản pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến tiêu chuẩn CE, xuất khẩu thị trường Châu Âu.
Doanh nghiệp sẽ đạt được chứng chỉ chứng nhận CE hợp pháp và có giá trị trên toàn thế giới trong thời gian nhanh nhất – Phục vụ xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Châu Âu.
ICERT sẽ thực hiện hỗ trợ khách hàng đảm bảo về mặt ngôn ngữ, trao đổi thông tin, đào tạo và hướng dẫn thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn CE Marking.
Quan trọng hơn cả, quý khách hàng sẽ được hưởng một mức giá cạnh tranh nhất khi làm việc với ICERT cùng sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản từ phía chúng tôi.
Bước 1: Xác định các chỉ thị/quy định mà các sản phẩm phải áp dụng theo yêu cầu của EU.
Bước 2: Xác định các yêu cầu kỹ thuật và lên kế hoạch tối ưu để phù hợp với tiêu chuẩn CE.
Bước 3: Đánh giá bởi tổ chức thứ ba (nếu có ).
Bước 4: Thẩm định sự phù hợp với tiêu chuẩn CE của sản phẩm.
Bước 5: Thiết lập hồ sơ kỹ thuật cho sản phẩm.
Bước 6: Công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn CE, sau đó gắn dấu CE và sử dụng dấu CE, hướng dẫn đính kèm trên sản phẩm.
Thứ nhất: một sản phẩm được dán dấu CE, đồng nghĩa chất lượng của nó đạt chuẩn Châu Âu và trong mắt khách hàng hay đối tác sản phẩm đó là sản phẩm chất lượng tốt. Và khi đó, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước là rất dễ dàng và uy tín đã có. Khi hàng được xuất khẩu ra nước ngoài, giá trị sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.
Thứ hai: giúp nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, đẩy mạnh tính cạnh tranh của sản phẩm. Khẳng định được thương hiệu trong tâm trí khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thứ ba: nói đến chất lượng đạt chuẩn Châu Âu thì niềm tin của khách hàng sẽ tăng cao hơn nhiều so với sản phẩm không có dấu CE. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ giành được cơ hội bán hàng tốt hơn. Đây là điều rất quan trọng của việc đạt được dấu CE.
Thứ tư, khi có dấu CE trên sản phẩm, thì mở ra cơ hội vào Liên minh châu Âu và đưa sản phẩm đến gần 30 quốc gia của khu vực kinh tế châu Âu, Một cơ hội cực lớn để đến tay 500 triệu người tiêu dùng thuộc hàng thu nhập cao nhất thế giới. Giả sử rằng, nếu một sản phẩm không có dấu CE, nhà sản xuất hoặc nhà phân phối có thể bị phạt rất nặng và phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm. Chính vì vậy việc tuân thủ là rất cần thiết.
Quy định nhãn dán CE trên sản phẩm sẽ khác nhau ở từng loại sản phẩm, tuy nhiên, chúng đều phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Kích thước nhãn dán chứng nhận CE Marking khi tăng hay giảm thì tỷ lệ bắt buộc không được thay đổi.
Dấu CE phải được đặt theo chiều thẳng đứng với kích thước tối thiểu là 5mm.
Dấu CE phải được in ở vị trí các logo không thể che khuất trên sản phẩm.
-----------------------------------------
ICERT đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững !
Công ty Cổ phần Tư Vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Mobile: 0963 889 585 Điện thoại: 024 6650 6199
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Chiều 18/11, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu với chuyên đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu.
Chia sẻ về tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường châu Âu, đồng thời định hướng giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), ông Đinh Sỹ Minh Lăng, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết thống kê từ số liệu Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12-15%.
Riêng tháng 7/2024, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt hơn 20,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 16,8%; nhập khẩu tăng khoảng 10 %. EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (euroCham) cho thấy, EVFTA đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, tăng vọt từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Sự tăng trưởng được thể hiện rõ trong các lĩnh vực như điện tử, dệt may, giày dép, nông nghiệp và hải sản theo lộ trình cắt giảm thuế quan khi FTA này có hiệu lực.
Theo ông Đinh Sỹ Minh Lăng, xuất khẩu chính ngạch phức tạp hơn bởi yêu cầu nhiều giấy tờ và cao hơn do phải chịu nhiều loại thuế, phí. Tuy nhiên, hàng hóa lại được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, qua đó giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam.
Đặc biệt, khi tham gia chính ngạch, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường khó tính. Cùng đó, nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước về chính sách, vốn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Do vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu, các tiêu chuẩn, quy định của thị trường, đánh giá năng lực hiện tại và lập kế hoạch. Ngoài ra, cần chọn tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu (ISO 9001, HACCP...)
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đã chọn, đào tạo nhân viên; đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Cùng đó, cải tiến công nghệ, nâng cao kỹ năng nhân viên, kiểm soát chất lượng chặt chẽ; sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu…
Để đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu sang thị trường Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường, cựu Tham tán Thương mại tại Anh cho hay Anh là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới với dân số hơn 67 triệu người. Người tiêu dùng Anh đánh giá cao chất lượng, tính bền vững và giá trị khác biệt của sản phẩm.
Họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và thể hiện cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thị trường Anh có các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định về an toàn thực phẩm, môi trường rất khắt khe. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đáp ứng các yêu cầu này và nổi bật trong môi trường cạnh tranh cao.
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam với việc xóa bỏ trên 99% dòng thuế trong vòng 6 năm. Các ngành hàng như thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ và nông sản chế biến được hưởng lợi đáng kể.
Chẳng hạn với thủy sản: cá basa, tôm đông lạnh đạt kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD vào năm 2024, tăng hơn 10%. Sản phẩm từ sợi tự nhiên và bền vững đang thu hút người tiêu dùng Anh. Hơn nữa, đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Âu, với nhu cầu cao về nội thất hiện đại. Do đó, phương pháp tiếp cận thị trường Anh cần sử dụng Digital Marketing và Trí tuệ nhân tạo (AI); tham gia hội chợ thương mại quốc tế; hợp tác với tổ chức hỗ trợ thương mại.
Viện Tiêu chuẩn Anh (British Standards Institution-BSI) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, pháp lý và thương mại của thị trường Anh.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn BSI được đánh giá cao về chất lượng và an toàn, dễ dàng thuyết phục nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Anh. Giảm thiểu rủi ro khi bị từ chối tại các cửa khẩu do không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc an toàn. Hơn nữa, tiêu chuẩn BSI được công nhận rộng rãi, giúp sản phẩm tiếp cận không chỉ thị trường Anh mà cả châu Âu.
"Ngoài ra, doanh nghiệp nên sử dụng chất liệu tái chế, dễ phân hủy. Thông tin rõ ràng về tên sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ. Màu sắc tinh tế, tông nhã nhặn, tránh màu đỏ và các màu sặc sỡ sẽ phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Anh," ông Nguyễn Cảnh Cường nhấn mạnh.
Ông Neil Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Xuất nhập khẩu Việt Nam-châu Âu bày tỏ, doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thương trường quốc tế.
Cách tiếp cận khách hàng không hiệu quả, mất liên lạc với khách hàng sau khi gửi mẫu và báo giá; không đạt được kết quả mong muốn trong và sau khi tham dự hội chợ thương mại quốc tế. Vì vậy, tham gia xuất khẩu trực tiếp sẽ đảm bảo 100% khách hàng thật, giao thương thật.
Để hạn chế phần nào rủi ro khi giao dịch thông qua môi giới, đặc biệt đối với giao dịch xuyên biên giới, đa quốc gia được thiết lập lần đầu, ông Nguyễn Thành Hưng, chuyên gia tư vấn cao cấp của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế Văn phòng Chính phủ cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, đánh giá, kiểm tra,xác minh thông tin nhận được từ bên môi giới thông qua các nguồn thông tin chính thống như thông qua Hiệp hội ngành nghề, cơ quan đại diện ngoại giao/lãnh sự của Việt Nam tại nước sở tại của bên mua.
Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong quá trình trao đổi, đàm phán để không mất đi vai trò trọng yếu của mình và bên còn lại trong giao dịch mua bán hàng hóa, tránh trường hợp phụ thuộc hoàn toàn vào bên môi giới.
Hơn nữa, trong bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, để ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các bên thì hợp đồng mua bán phải được thiết kế với những điều khoản chặt chẽ tương ứng.
Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí vận tải, doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức vận tải đường biển thông qua các hãng tàu có chức năng vận chuyển.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa cần có kiến thức nhất định về lĩnh vực vận tải, đặc biệt là quy định về giới hạn trách nhiệm của bên vận chuyển để lường trước rủi ro phát sinh cũng như chuẩn bị sẵn phương án xử lý./.
Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD.
Tỉnh Tuyên Quang có 7 sản phẩm nông nghiệp tốt được lựa chọn xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Ảnh: Đào Thanh.
Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang vừa kết nối với Công ty Cổ phần R.Y.B (Hà Nội) để xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh sang thị trường các nước châu Âu và Mỹ. Theo đó, đã có 7 sản phẩm của Tuyên Quang được thị trường Anh lựa chọn và có các chỉ tiêu đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trong số 7 sản phẩm được lựa chọn xuất khẩu sang châu Âu có sản phẩm trà túi lọc đậu đen xanh lòng của HTX hữu cơ Hồng Phát (huyện Chiêm Hóa) với số lượng 480 hộp; sản phẩm trà ổi, hoa đu đủ đực ngâm mật ong của HTX hữu cơ nông sản Bình Mình (huyện Yên Sơn), trong đó sản phẩm trà ổi số lượng 400 hộp, sản phẩm hoa đu đủ đực ngâm mật ong số lượng 240 lọ; sản phẩm chuối sấy dẻo của HTX chuối sạch Chiêu Yên (huyện Yên Sơn) với số lượng 600 hũ; sản phẩm siro chanh, siro tắc của HTX nông sản và dược liệu Minh Thảo (huyện Hàm Yên) với số lượng 480 chai.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng - Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Tuyên Quang cho biết, sau khi kiểm tra, phân tích mẫu, các sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang đều đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Đến nay, Công ty Cổ phần R.Y.B đã ký hợp đồng bao tiêu lần 1 cho 6 sản phẩm của 4 hợp tác xã. Dự kiến trong tháng 7/2024, Công ty sẽ xuất khẩu 6 sản phẩm này sang thị trường Anh. Đây là lần đầu tiên các sản phẩm nông sản đạt sao OCOP của nông dân Tuyên Quang được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Cũng theo Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, trong số 7 sản phẩm được lựa chọn xuất khẩu sang châu Âu còn có sản phẩm bưởi của xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn. Đối với sản phẩm bưởi Xuân Vân, cuối tháng 5/2024, Công ty Cổ phần R.Y.B đã có buổi làm việc tại UBND xã Xuân Vân. Theo đó Công ty đã đặt 10.000 – 15.000 quả, tiểu chuẩn, chất lượng do Công ty đưa ra và thông qua ký hợp đồng với Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Xuân Vân. Đến nay đã có 13 hộ gia đình trên địa bàn xã Xuân Vân đồng ý tham gia và đang chăm sóc bưởi theo hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty Cổ phần R.Y.B.
Gia đình ông Đỗ Khắc Khoát là 1 trong 13 hộ dân ở thôn Soi Hà (xã Xuân Vân) tham gia chăm sóc vườn bưởi theo hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty Cổ phần R.Y.B để phục vụ mục tiêu xuất khẩu sang châu Âu.
Bưởi Soi Hà là 1 trong 7 sản phẩm nông sản ở xứ Tuyên được lựa chọn xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh: Đào Thanh.
Ông Khoát cho biết, nhiều năm nay trung bình mỗi năm vườn bưởi đặc sản Soi Hà của gia đình ông cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng, dù vậy thị trường tiêu thụ chỉ ở trong nước. Việc quả bưởi của xã Xuân Vân được xuất khẩu đi châu Âu khiến ông rất phấn khởi và nhiệt tình hưởng ứng chăm sóc, đảm bảo quy trình kỹ thuật mà doanh nghiệp quy định. Ông hi vọng khi quả bưởi của quê ông được xuất khẩu sang châu Âu, không chỉ nâng tầm thương hiệu nông sản xứ Tuyên mà còn giúp người dân như ông tăng thêm thu nhập.
Hiện nay, diện tích cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hơn 3.600ha, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hơn 2.400ha, theo tiêu chuẩn Rainforest hơn 914ha, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ là 268ha và 8ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản tốt của địa phương, từ đầu năm đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tham gia 3 hội chợ và 1 phiên chợ về quảng bá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tại tỉnh Quảng Ninh và Thủ đô Hà Nội. Việc các sản phẩm nông nghiệp tốt của nông dân Tuyên Quang lần đầu tiên có mặt tại thị trường châu Âu là dấu ấn quan trọng tạo tiền đề để nông sản xứ Tuyên bứt phá, khuyến khích nông dân làm nông nghiệp tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị, thương hiệu cho sản phẩm nông sản.
nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam