Xuất khẩu dệt may trong 10 tháng qua đạt gần 38 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2021, là tiền đề để toàn ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 43 tỷ USD trong năm nay.
Xuất khẩu dệt may trong 10 tháng qua đạt gần 38 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2021, là tiền đề để toàn ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 43 tỷ USD trong năm nay.
Xuất khẩu ngành dệt may trong 10 tháng năm 2022 đạt gần 38 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ, là tiền đề để toàn ngành dệt may hướng đến mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 43 tỷ USD trong năm nay.
Tại họp báo chuẩn bị tổng kết ngành dệt may năm 2022, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết, mặc dù tình hình đơn hàng sụt giảm, lãi suất cao và chênh lệch tỷ giá khiến ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn đặt tham vọng sẽ đạt 45 - 47 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cho năm 2023.
Báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, hiện nhiều doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn khó khăn, chịu áp lực rất lớn. Có thể kể đến như việc các đơn hàng tháng 11 - 12 năm nay, và quý I/2023 sụt giảm, mức bình quân giảm từ 25 - 27%. Đặc biệt, với doanh nghiệp làm hàng gia công, sự suy giảm này càng nặng hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải chịu áp lực từ lãi suất ngân hàng tăng, mua nguyên phụ liệu và tỷ giá chênh lệch.
Tuy vậy, theo Vitas, ngành dệt may ghi nhận sự nỗ lực của doanh nghiệp và nhiều điểm sáng. 10 tháng đầu năm nay toàn Ngành xuất khẩu được gần 38 tỷ USD tăng 17,2% so với năm 2021, trong đó 29,1 tỷ USD từ xuất khẩu quần áo may mặc các loại. Ngành đã xuất vào 66 nước, vùng lãnh thổ với 47- 50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu. Kết quả này là nỗ lực lớn, cho thấy sự bứt phá của toàn Ngành trong phát triển thị trường.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam lần lượt là Mỹ (13,9 tỷ USD), thứ 2 là các các nước tham gia Hiệp định thương mại CPTPP (4,73 tỷ USD); tiếp đến là các nước thuộc Liên minh Châu Âu (3,63 tỷ USD), và Hàn Quốc (2,522 tỷ USD). Việc gia tăng tỷ trọng xuất khẩu vào Hàn Quốc (trở thành nước nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam) – Quốc gia nổi tiếng về công nghiệp thời trang cũng cho thấy uy tín vị thế của dệt may Việt Nam tại khu vực và thế giới đã được nâng lên đáng kể.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh, số liệu 10 tháng đầu năm 2022 của dệt may Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể các mặt hàng xuất khẩu là: vải, nguyên phụ liệu dệt may, vải không dệt, hầu hết ở mức hơn 10% cho thấy sự đa dạng trong các mặt hàng xuất khẩu Ngành. Điểm ấn tượng nữa là Việt Nam gia tăng xuất khẩu dệt may vào thị trường Trung Quốc (nơi vốn được coi vương quốc dệt may ). Cụ thể năm 2022 xuất khẩu dệt may vào Trung Quốc đạt gần 1 tỷ USD quần áo, Trung Quốc hiện đồng thời nhập khẩu vải, xơ, sợi từ Việt Nam…là nỗ lực bứt phá rất lớn của toàn ngành.
Bên cạnh đó, viêc mở rộng thị trường đến được 66 quốc gia và vùng lãnh thổ là nỗ lực không nhỏ của toàn ngành, kết quả từ bối cảnh hiện nay của Việt Nam: mở cửa với 15 hiệp định thương mại có hiệu lực – tạo nền tảng quan trọng, giải pháp để doanh nghiệp trong đó có dệt may đa dạng hóa thị trường.
Đây đồng thời là kết quả từ các đối sách, giải pháp linh hoạt của doanh nghiệp trong thời gian qua ứng phó với các áp lực giảm phát, những cú sốc, biến động liên tục của tình hình thế giới và khu vực… để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu bao gồm dệt may buộc phải tìm ra các lối đi riêng trong đó có mở rộng đa dạng hóa thị trường…
Đồng thời theo ông Vũ Đức Giang đây là kết quả từ việc thúc đẩy chuyển dịch dệt may từ gia công theo đơn hàng sang chủ động hóa, chủ động trong việc phát triển mẫu, tìm kiếm đơn hàng, đầu vào, thúc đẩy quản trị số, giải pháp chuỗi cung ứng tự chủ…; Người lao động trong ngành cũng được đánh giá có chất lượng kỹ năng tốt, doanh nghiệp tuân thủ luật chơi với các nhà nhập khẩu. Ngoài ra Việt Nam cũng là quốc gia đã bắt kịp xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi xanh…
Đại diện Vitas cho hay, năm nay, mục tiêu xuất khẩu 42 - 43 tỷ USD là có thể đạt được. Sang năm 2023, ngành dệt may đưa ra tham vọng đột phá vượt qua thách thức khó khăn, đạt xuất khẩu khoảng 45 - 47 tỷ USD, tùy diễn biến thị trường nhập khẩu.
Để đạt được mục tiêu, theo thống kê sơ bộ của Vitas, hiện dệt may đã nội địa hóa được khoảng 49%, thời gian 2023 - 2025 tới đây, dự kiến con số này được nâng lên mức 51 - 55%. Bên cạnh đó, động lực để các nhãn hàng tìm đến thị trường Việt Nam là những chương trình phát triển bền vững, xanh hóa, quản trị số, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Đây là giải pháp để thúc đẩy, giữ ổn định và phát triển tại Việt Nam; đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp dệt may phát triển bán hàng theo thiết kế, sáng tạo, giảm thiểu làm hàng gia công cho đối tác.
Nhằm giúp doanh nghiệp vượt khó, ông Vũ Đức Giang đưa ra kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành, năm nay cân nhắc việc giảm thuế hoặc hoãn thuế cho doanh nghiệp. Cùng với đó, tìm các nguồn tài chính cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp để duy trì sản xuất, giữ ổn định lao động. Về lãi suất ngân hàng, nhà nước có thể cân nhắc với một số lĩnh vực ngành hàng có xuất khẩu lớn, thặng dư thương mại cao, giải quyết việc làm, thì giữ mức lãi suất hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp duy trì, giữ ổn định lao động.
Với dự báo tổng cầu dệt may thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng xuất khẩu cả năm đạt 45 - 47 tỷ USD.
Đơn hàng sụt giảm đến quý I.2023
Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn May Hồ Gươm Phí Ngọc Trịnh cho biết, từ cuối tháng 9, đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng, có đơn vị giảm tới 50 - 60%. Nhiều nhà máy cho công nhân nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật; có nơi nghỉ 1 ngày làm 1 ngày. Đơn hàng của May Hồ Gươm cũng sụt giảm nhiều, phải bố trí nghỉ thứ bảy và không tăng ca, thêm giờ. Doanh nghiệp xác định đến nửa cuối tháng 3.2023 mới có thể ổn định trở lại.
Dù khó khăn, xuất khẩu dệt may vẫn kỳ vọng đạt 45 - 47 tỷ USD trong năm 2023. Nguồn: ITN Ngoài sụt giảm đơn hàng, doanh nghiệp còn khó khăn về vốn tín dụng và lãi suất tăng. Đối với May Hồ Gươm, khách hàng thường thanh toán chậm 3 - 4 tháng, trong khi mua nguyên vật liệu phải trả tiền ngay nên phải đi vay. Để duy trì sản xuất, May Hồ Gươm đang tìm kiếm các đơn hàng trong và ngoài nước, biết lỗ nhưng vẫn nhận để công nhân làm (chấp nhận bù giá). Nhìn chung, tổng doanh thu cả năm vẫn tăng 7 - 8% nhờ 3 quý đầu năm đơn hàng tăng khá.
Tương tự, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Công ty May mặc xuất khẩu Hùng Phương, cho biết, thông thường vào quý III là doanh nghiệp đã ký đủ đơn hàng xuất khẩu qua các thị trường chính cho cả năm sau. Tuy nhiên, năm nay công ty phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm tới do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng.
Trong Báo cáo cập nhật triển vọng ngành dệt may năm 2023 mới đây, Chứng khoán Rồng Việt - VDSC nhận định, doanh số bán lẻ quần áo và giày dép tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đã có dấu hiệu kém khả quan từ tháng 10.2022 cùng mức tăng trưởng âm, báo hiệu tiếp một mùa khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu cùng với việc các nhà bán buôn cắt giảm đơn đặt hàng, đồng thời với giải phóng hàng tồn kho, hàng tồn kho của ngành may mặc hiện tại có thể rơi vào tình trạng lớn hơn mức thị trường có thể hấp thụ. Số lượng hàng tồn kho của hầu hết các thương hiệu và nhà bán lẻ đã tăng lên mức cao sau đại dịch, bắt đầu từ quý II.2022. Và áp lực tiêu thụ hàng tồn kho và kế hoạch như mở rộng các chương trình khuyến mãi để đẩy hàng tồn kho được dự kiến sẽ kéo dài ít nhất đến cuối quý IV.2022 hoặc tới nửa đầu năm 2023.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), 10 tháng năm 2022, xuất khẩu dệt may đạt gần 38 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2021. Đến nay, ngành đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu trọng tâm là Mỹ với 13,9 tỷ USD; các nước trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khoảng 4,8 tỷ USD; các nước khối châu Âu (EU) là 3,63 tỷ USD; Hàn Quốc 2,52 tỷ USD. Đặc biệt, năm nay Trung Quốc cũng là thị trường lớn với kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD… Cả năm 2022, ngành phấn đấu cán đích 43 tỷ USD.
Tuy các đơn hàng đang liên tục sụt giảm nhưng Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang vẫn có những nhận định lạc quan cho năm 2023. Theo ông Giang, Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định thương mại (FTA), nếu doanh nghiệp tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan thì đây là nền tảng tốt để đa dạng hóa thị trường. Cùng với đó, rủi ro lạm phát, đồng tiền mất giá, sức mua của các nước lớn giảm cũng là áp lực buộc doanh nghiệp phải thay đổi. Các doanh nghiệp đang nỗ lực chủ động nguyên phụ liệu trong nước với tỷ trọng ngày càng tăng; đẩy nhanh chuyển đổi từ sản phẩm dệt may gia công nhiều sang quản trị số, chuỗi cung ứng, tự chủ; đặc biệt là bắt kịp xu thế xanh hóa...
Năm 2023, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 45 - 47 tỷ USD, tùy diễn biến thị trường nhập khẩu. Ông Giang cho biết, ngành đang kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cân nhắc việc giảm thuế hoặc hoãn thuế cho doanh nghiệp; áp dụng lãi suất hợp lý để hỗ trợ lĩnh vực ngành hàng có tác động xuất khẩu lớn, thặng dư thương mại lớn, giải quyết việc làm lớn như dệt may, da giày giữ ổn định lao động để thực hiện các mục tiêu của 2023.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, ông Phí Ngọc Trịnh đề xuất duy trì chính sách thuế VAT 8%; có giải pháp hỗ trợ người lao động như cho doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội 1 - 2 tháng; đồng thời có chính sách ưu đãi về điện, than, vận tải, xăng dầu, dịch vụ cảng biển đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động...