Chuyên gia kinh tế của Nomura Holdings cho biết chừng nào giá gạo ở Ấn Độ còn đối mặt với sức ép tăng cao, nước này sẽ tiếp tục duy trì những biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo.
Chuyên gia kinh tế của Nomura Holdings cho biết chừng nào giá gạo ở Ấn Độ còn đối mặt với sức ép tăng cao, nước này sẽ tiếp tục duy trì những biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo.
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
“4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Như vậy, thời hạn tối thiểu để được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Căn cứ nội dung quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định thời hạn của Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo như sau: “5. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo”.
Như vậy, hiệu lực của Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo là 05 năm kể từ ngày cấp.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp đà phục hồi từ cuối năm ngoái, mang về 17,4 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu gần 60 tỷ USD của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2024.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị cao. Ảnh: Đ.T
Hàng chế biến, chế tạo tăng tốc
Gần 1,8 tỷ USD máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu thành công sang Mỹ trong tháng 1/2024, tăng gần 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là máy móc thiết bị, điện thoại mang về lần lượt 1,56 tỷ USD và 1,4 tỷ USD, dệt may 1,32 tỷ USD.
Sự phục hồi đơn hàng tại thị trường hơn 340 triệu dân, có mức tiêu thụ cao, đã góp phần mang về doanh thu 17,4 tỷ USD cho xuất khẩu chỉ trong 2 tháng đầu năm, tăng gần 34% so với cùng kỳ.
Nhìn vào kết quả này, có thể thấy, hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao (hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh), các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Nhiều năm liên tiếp, Mỹ là điểm đến quan trọng của hàng Việt. Năm 2023, dù chịu nhiều tác động từ suy giảm kinh tế, lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu, nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu gần 97 tỷ USD hàng đi Mỹ.
Với lượng hàng hóa xuất khẩu có giá trị gần 110 tỷ USD và 97 tỷ USD trong 2 năm gần nhất (2022 - 2023), Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD/năm và giữ vững vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
“Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hướng về các thị trường ASEAN, giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) nói.
Kỳ vọng thương mại song phương 200 tỷ USD
Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho biết, một đoàn doanh nghiệp cấp cao thường niên gồm 50 công ty hàng đầu của Mỹ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, năng lượng, hàng không và quốc phòng, sản xuất, nông nghiệp và thực phẩm, dịch vụ tài chính, y tế, quỹ đầu tư… sẽ có chuyến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam từ ngày 18 đến 21/3/2024.
Thương mại song phương Việt - Mỹ đã tăng 300 lần, từ 450 triệu USD năm 1995, lên 124 tỷ USD vào cuối năm 2022. Với sự kiện nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023, thực hiện các trụ cột hợp tác bao phủ nhiều lĩnh vực, là nền tảng để thương mại song phương sớm đạt 200 tỷ USD.
Theo các nhà nghiên cứu về thương mại quốc tế, với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Mỹ có thể công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, qua đó giúp hai nước hưởng nhiều lợi ích kinh tế hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ nỗ lực thúc đẩy Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), việc được công nhận quy chế thị trường sẽ giúp Việt Nam gia tăng thương mại và đầu tư với Mỹ.
Khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, có thể khuyến khích các công ty Mỹ đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, giá nhập khẩu thấp hơn và khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có thể cho phép các công ty Mỹ tăng sản lượng và sản xuất tại Việt Nam.
Đổi lại, lợi ích mà các công ty Mỹ có được là cơ hội tiếp cận thị trường và xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, máy móc, máy bay và dược phẩm. Tất cả đều góp phần thúc đẩy chuỗi cung ứng phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Quan trọng hơn, việc công nhận quy chế thị trường của Việt Nam cũng sẽ góp phần giảm bớt các rào cản thương mại, giúp doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng thương mại, thì những vụ kiện phòng vệ thương mại mà phía Mỹ khởi kiện hàng Việt cũng tăng nhanh chóng, mục tiêu để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước sự đổ bộ của hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Năm 2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 16 vụ việc khởi xướng mới đối với pin mặt trời, tủ gỗ, một số sản phẩm thép, hóa chất… bên cạnh nhiều vụ việc đang tiếp tục được điều tra và các vụ việc rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ. Phần lớn vụ việc khởi xướng trong năm 2023 do Mỹ thực hiện. Lũy kế đến thời điểm này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của khoảng 240 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu là chủ động lưu trữ hồ sơ, dữ liệu các lô hàng. Trong từng vụ việc, nên hợp tác với cơ quan điều tra để chứng minh là mình không bán phá giá, không nhận trợ cấp… Thường xuyên để ý danh sách các mặt hàng trong diện cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.
Thực tế, một số vụ việc, qua kháng kiện, Mỹ đã kết luận nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Trước việc nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh gặp khó khăn trong quá trình đăng ký xuất khẩu (XK) gạo vào thị trường Trung Quốc, ông Huỳnh Tấn Đạt – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) – cho biết, với gạo và cám gạo, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Nghị định thư XK chính ngạch từ năm 2016. Trong phụ lục có 22 DN được phép XK chính thức.
Tuy nhiên, tình hình khó khăn trong suốt thời gian vừa qua là do sự thay đổi các điều kiện về an toàn thực phẩm cũng như đăng ký DN XK vào thị trường Trung Quốc theo Lệnh 248, 249. Hiện nay Cục BVTV đã có hướng dẫn cho các DN để đăng ký theo các bước, trên cơ sở đó sẽ nộp hồ sơ để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, phê duyệt.
“Trong thời gian qua, rất nhiều loại hồ sơ, rất nhiều sản phẩm của Việt Nam đang được phía bạn nỗ lực để phê duyệt. Cục BVTV cũng đang phối hợp với Văn phòng SPS Việt Nam để thống kê, tổng kết số liệu các DN có hồ sơ mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã gửi cho phía Hải quan Trung Quốc để thúc đẩy họ phê duyệt các hồ sơ này” – ông Đạt cho hay.
Theo đại diện Cục BVTV, để được chấp thuận XK sang thị trường Trung Quốc, DN phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định, chứng minh đầy đủ thành phần hồ sơ liên quan đến công đoạn sản xuất ngoài đồng ruộng đến thu hoạch, sơ chế, chế biến đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP.
“Do vậy, trong quá trình thực hiện DN cần phải hoàn thiện hết các hồ sơ này cũng như gửi cho Cục để Cục tiếp tục giới thiệu sang phía bạn. Theo thông lệ, từ 2-3 tháng/lần, tùy từng nhóm mặt hàng, chúng tôi sẽ gửi các danh sách này cho phía bạn.
Cục đã báo cáo lãnh đạo Bộ trong thời gian tới sẽ chủ động hơn nữa để phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để tiếp tục đầu mối tiếp nhận, xử lý nhanh chóng và hiệu quả các hồ sơ chúng ta đã phê duyệt” – Phó Cục trưởng Cục BVTV thông tin.
Ông Vũ Văn Đồng – Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại Đại Dương – cho hay, DN đang làm mọi thủ tục để XK vào thị trường Trung Quốc, trong đó có các mặt hàng thế mạnh như gạo, xoài, mít, thanh long… “Chúng tôi rất mong muốn hợp tác với các tỉnh có vùng sản xuất để mở rộng vùng nguyên liệu XK gạo. Hiện tại chúng tôi đã ký với đối tác nhập khẩu bên Trung Quốc, mong muốn nhận được sự tạo điều kiện giúp đỡ của các tỉnh, nếu có ngân hàng phối hợp thì càng thuận tiện”.
Bên cạnh đó, DN này cũng XK trái cây và thủy sản với số lượng lớn sang thị trường Trung Quốc nên mong muốn lãnh đạo các bộ, ban ngành hai bên Việt Nam và Trung Quốc tạo điều kiện cho DN XK được nhanh gọn, đảm bảo tính pháp lý, đúng với yêu cầu của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đại diện Cục BVTV, thị trường Trung Quốc đã có những thay đổi. Đó là kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức biên mậu (tiểu ngạch); yêu cầu phải đàm phán mở cửa thị trường đối với từng loại sản phẩm; quản lý sản phẩm nhập khẩu theo hình thức ký kết Nghị định thư; yêu cầu khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói. Trung Quốc đang ngày càng nâng cao hàng rào kỹ thuật, yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm nông sản XK sang nước này…
Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm nông sản gồm chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo và gạo. Đồng thời, đang đàm phán để ký Nghị định thư XK chính ngạch một số quả tươi truyền thống như dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải và chôm chôm; hướng dẫn tạm thời đối với ớt, chanh leo. Hai bên cũng đang đàm phán kỹ thuật để XK khoai lang (đã ký Nghị định thư), cây có múi và dừa. Đồng thời, đã nộp hồ sơ đối với quả na và thảo quả.