Ngoài việc được nghỉ ốm hưởng bảo hiểm, người lao động sau đó còn cơ hội nghỉ dưỡng sức sau ốm đau. Vậy nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Ngoài việc được nghỉ ốm hưởng bảo hiểm, người lao động sau đó còn cơ hội nghỉ dưỡng sức sau ốm đau. Vậy nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền dưỡng sức sau ốm đau được tính theo công thức sau:
Tiền chế độ dưỡng sức sau ốm đau = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
Với công thức trên, hiện nay người lao động được thanh toán số tiền chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau như sau:
Người nghỉ dưỡng sức sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày
30% x Mức lương cơ sở x 10 ngày = 30% x 1,8 triệu đồng x 10 ngày = 5,4 triệu đồng
Người nghỉ dưỡng sức sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật
30% x Mức lương cơ sở x 07 ngày = 30% x 1,8 triệu đồng x 07 ngày = 3,78 triệu đồng
30% x Mức lương cơ sở x 05 ngày = 30% x 1,8 triệu đồng x 05 ngày = 2,7 triệu đồng
Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì được nghỉ dưỡng sức?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1 19006192 để được tư vấn chi tiết.
Tại Điều 1 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 có quy định về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học kỳ 2 năm học 2023-2024 sẽ kết thúc trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2024? (Hình từ Internet)
Theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
(1) Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm.
(2) Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Thêm vào đó, hướng dẫn cho chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định, người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm (tính cả người mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày), trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Theo đó, người lao động nghỉ ốm từ 30 ngày trở lên trong năm thì được nghỉ dưỡng sức nếu quay trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục.
Mặc dù tiền nghỉ dưỡng sức phục hồi, sức khỏe sau ốm đau do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả nhưng người quyết định số ngày nghỉ và làm hồ sơ, thủ tục là người sử dụng lao động.
Do đó, khi trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm mà thấy sức khỏe không đảm bảo, người lao động cần báo cho người sử dụng lao động để được xem xét nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau.
Tại Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về giờ dạy của giáo viên mầm non như sau:
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.
Như vậy, trong 01 tuần, giáo viên mầm non làm việc trong thời gian sau:
- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần
- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần
- Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập: cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
Năm nay, ngày Chiến thắng (30/4) vào thứ Ba và Ngày Quốc tế lao động (1/5) vào thứ Tư. Ban đầu học sinh được nghỉ hai ngày liên tục bắt đầu từ thứ Ba 30/4/2024 đến hết thứ Tư 1/5 theo quy định hàng năm.
Tuy nhiên mới đây, Thủ tướng chấp thuận phương án hoán đổi ngày làm việc để dịp lễ 30/4 - 1/5 người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết 1/5. Theo đó, lịch nghỉ và học bù của học sinh cũng sẽ được điều chỉnh. Học sinh có thể được nghỉ lễ từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.
Học sinh cả nước được nghỉ nhiều nhất 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5. (Ảnh minh hoạ)
Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, với đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần, căn cứ chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp học sinh cấp THCS, THPT vẫn học nửa ngày thứ Bảy (tức 27/4), lịch học bù sẽ thực hiện theo quy định hướng dẫn cụ thể của từng địa phương.
Việc hoán đổi lịch làm việc, lịch học để người dân được nghỉ lễ dài ngày được cho rằng sẽ giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc và học tập.
Năm ngoái, lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của học sinh dao động từ 4 - 5 ngày tuỳ từng cấp học. Cấp tiểu học được nghỉ nhiều ngày hơn cấp THCS và THPT do lịch cố định được nghỉ cả thứ Bảy và Chủ nhật.
Trong thời gian nghỉ lễ dài ngày, nhiều địa phương quy định các trường học, cơ sở giáo dục cần thực hiện nghiêm túc việc trực và bảo vệ; phối hợp chặt chẽ với công an địa phương có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng chống cháy nổ.
Các trường cần tuyên truyền, giáo dục, triển khai đến học sinh thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.
Sau dịp nghỉ lễ, các đơn vị, trường học cần ổn định ngay nền nếp, bảo đảm các hoạt động đúng kế hoạch theo quy định và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành Giáo dục.
Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Bộ GD&ĐT, thời gian hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5. Vậy sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, học sinh sẽ trở lại trường học 1 tháng trước khi nghỉ hè.