Gdp Đầu Người Cao Nhất Việt Nam 2024

Gdp Đầu Người Cao Nhất Việt Nam 2024

Theo dữ liệu từ IMF, năm 2023, xét 6 quốc gia có quy mô kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (ASEAN-6) thì Singapore đang là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất với mức 84.730 USD/người, đứng đầu khu vực và nằm trong top 5 toàn cầu.

Theo dữ liệu từ IMF, năm 2023, xét 6 quốc gia có quy mô kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (ASEAN-6) thì Singapore đang là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất với mức 84.730 USD/người, đứng đầu khu vực và nằm trong top 5 toàn cầu.

Top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới năm 2024 (tính tới ngày 22/4/2024)

TheWORLDMAPS đã sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để xếp hạng 10 quốc gia hàng đầu về k bình quân đầu người trong các khu vực khác nhau.

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới năm 2024 (tính tới ngày 22/4/2024), được đo bằng đơn vị đô la Mỹ:

Luxembourg, Ireland và Thụy Sĩ dẫn đầu danh sách với GDP bình quân đầu người vượt quá 100.000 đô la Mỹ.

Trong đó, Luxembourg là trung tâm dịch vụ tài chính quan trọng tại châu Âu, Ireland là trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia và Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đứng đầu về cơ khí chế tạo, giải thích cho sự thịnh vượng của họ.

Các quốc gia với dân số nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách trên, chẳng hạn như Luxembourg có dân số chỉ hơn 600.000 người. Có thể thấy, trong top 10 quốc gia này, chỉ có Hoa Kỳ có dân số vượt quá 10 triệu người.

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay

Theo Tổng cục Thống kê tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD . GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động  của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

So sánh GDP bình quân đầu người theo giá trị thực với PPP

Việc sử dụng USD giúp so sánh mức mua sắm và tiêu dùng giữa các quốc gia theo một tiêu chuẩn chung, nghĩa là cùng một lượng hàng hóa có thể mua được với số tiền tương đương.

Điều này cho phép so sánh GDP của các quốc gia khác nhau dựa trên khối lượng hàng hóa thực tế mà họ có thể mua được, thay vì chỉ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ.

Nếu xét theo PPP, ta có bảng sau:

Ngay khi áp dụng PPP để điều chỉnh, ta có thể nhận thấy một số khác biệt đáng chú ý trong danh sách 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất.

Một số quốc gia đã thay đổi vị trí trong top 10 như Macao, Thụy Sĩ, Na Uy. Các quốc gia như Iceland, Đan Mạch đã không còn trong top 10, thay vào đó là Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và San Marino.

Những hạn chế của GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người là một chỉ số hữu ích, nhưng cũng có những hạn chế riêng.

Thứ nhất, nó chỉ đo lường về sản xuất kinh tế trung bình mỗi người, không phản ánh thu nhập cá nhân hay tiết kiệm hộ gia đình. Chỉ số cũng không cho biết cách thức phân phối thu nhập trong một quốc gia. Một quốc gia có thể có GDP bình quân đầu người cao, nhưng phần lớn thu nhập tập trung vào tay một nhóm nhỏ người giàu.

Thứ hai, các quốc gia có dân số nhỏ thường có thành tích tốt hơn trong xếp hạng. Đa số các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp,… không nằm trong danh sách top 10.

Thứ ba, chỉ số GDP bình quân đầu người không tính đến những tiêu chí khác để đánh giá mức sống tốt. Trong đó bao gồm các yếu tố vô hình không thể đo bằng số liệu kinh tế như tự do, hạnh phúc, an ninh,…

GDP bình quân đầu người là một chỉ số kinh tế hữu ích, nhưng nó chỉ là thước đo trung bình và không phản ánh đầy đủ về mức sống của người dân. Để có bức tranh toàn cảnh của một nền kinh tế,  cần xem xét thêm các yếu tố khác như phân phối thu nhập, chi phí sinh hoạt và các yếu tố phi kinh tế khác.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của DNSE về GDP bình quân đầu người và danh sách các quốc gia có xếp hạng cao về chỉ số này. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật nội dung mới nhất về kinh tế – tài chính nhé!

Tác dụng của GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người tạo ra sự cân đối bằng cách chia tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia cho dân số, từ đó tính toán ra GDP trung bình của mỗi người dân. GDP bình quân đầu người cao thường đi kèm với mức thu nhập cao, mức tiêu thụ và chất lượng sống tốt hơn.

Chỉ số đơn giản này giúp các nhà kinh tế và các nhà quyết định chính sách, truyền đạt thông tin về tình trạng phát triển kinh tế đến công chúng một cách dễ hiểu.

Các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm trong nước

Căn cứ Điều 9 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:

- Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập như sau:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập thông tin; tổng hợp thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước để biên soạn GDP, GRDP.

+ Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TKQG, Biểu 02/TKQG, Biểu 03/NLTS, Biểu 04/NLTS, Biểu 05/CNXD và Biểu 06/TMDV quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.

+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TCT, Biểu 02/TCT, Biểu 03/TCT, Biểu 04/TCT, Biểu 05/TCT, Biểu 06/TCT, Biểu 07/TCT, Biểu 08/TCT, Biểu 09/TCT và Biểu 10/TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.

- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:

+ Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.

- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.

- Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.

Giới thiệu về Purchasing Power Parity – PPP (Sức mua tương đương)

Một trong những hạn chế chính của việc sử dụng GDP bình quân đầu người là nó không tính đến sức mạnh của đồng nội tệ so với tỷ giá hối đoái (tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền quốc gia khác nhau).

Tỷ giá hối đoái thường bị ảnh hưởng bởi dòng vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng đồng tiền quốc gia đó.

Ngoài ra, khi sử dụng tỷ giá này, có một số loại hàng hóa không thể giao dịch như phương tiện giao thông nội địa, trường học,… vì chúng không được định giá.

Đồng thời, nó cũng không tính đến sự khác biệt về giá cả giữa các quốc gia. Ví dụ giá rau tươi tại Ấn Độ thường rẻ hơn nhiều so với ở Canada.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế sử dụng phương pháp Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity – PPP). Nó là một phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của các nước khác nhau

Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng loại hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra như thế nào. Từ đó ta có thể so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ.

Một số ví dụ nổi tiếng là chỉ số Big Mac của tạp chí The Economist và chỉ số Latte của báo Wall Street Journal. Chỉ số Big Mã dùng để đo lường sức mua ngang giá giữa các nước dựa trên giá bánh burger Big Mac của McDonald. Ngược lại chỉ số Latte được tính trên giá của một ly Latte lớn tại Starbucks.