Eps Pha Loãng Công Thức

Eps Pha Loãng Công Thức

EPS pha loãng là một chỉ số tài chính quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá rủi ro và tác động từ việc pha loãng cổ phiếu. Vậy EPS pha loãng là gì? Làm thế nào để sử dụng chỉ số này một cách hiệu quả trong đánh giá tài chính và quản trị rủi ro đầu tư? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây, bạn nhé!

EPS pha loãng là một chỉ số tài chính quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá rủi ro và tác động từ việc pha loãng cổ phiếu. Vậy EPS pha loãng là gì? Làm thế nào để sử dụng chỉ số này một cách hiệu quả trong đánh giá tài chính và quản trị rủi ro đầu tư? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây, bạn nhé!

Ứng dụng EPS pha loãng trong đầu tư

EPS pha loãng là một trong những chỉ số hữu ích giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình tài chính và triển vọng của doanh nghiệp. Dưới đây là các cách ứng dụng EPS pha loãng trong đầu tư chứng khoán:

EPS pha loãng cung cấp bức tranh rõ ràng hơn về lợi nhuận trung bình trên mỗi cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư hiểu rõ “EPS pha loãng là gì” thì có thể đánh giá tốt hơn tình hình tài chính, tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận của công ty, đồng thời đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư mới và nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thường gặp khó khăn trong việc phân tích và đánh giá đúng giá trị của cổ phiếu. Do đó, giải pháp xu hướng gần đây các nhà đầu tư hướng tới là tìm cho mình một công ty môi giới chứng khoán uy tín – nơi có thể hỗ trợ đầu tư và quản lý rủi ro hiệu quả.

Một trong những công ty chứng khoán được đánh giá là người đồng hành đáng tin cậy là Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS). VFS đã hoạt động hơn 16 năm trong thị trường chứng khoán, luôn đặt sự minh bạch và an toàn của khách hàng lên hàng đầu để cùng nhau phát triển bền vững.

Bài viết trên đã cung cấp khái niệm “EPS pha loãng là gì”, đồng thời phân tích ý nghĩa và cách ứng dụng hiệu quả chỉ số này trong việc đánh giá giá trị cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức cần tư vấn chi tiết hoặc tìm hiểu thêm về các công cụ đầu tư tài chính, VFS sẵn sàng là đối tác đồng hành đáng tin cậy.

Hãy liên hệ với VFS để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, hỗ trợ quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.

Đối với Nhà Đầu tư trên thị trường chứng khoán, các Chỉ số trong Báo cáo Tài chính rất quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của Doanh nghiệp. Trong số đó, Chỉ số EPS là Chỉ số có liên quan đến Định giá và là tiền đề để đánh giá các thông số khác, giúp Nhà Đầu tư lựa chọn mã Cổ phiếu phù hợp. Vậy Chỉ số EPS là gì? EPS cơ bản và EPS pha loãng được hiểu như thế nào? Cách tính và ý nghĩa của EPS ra sao? Trong Bài viết này, mình sẽ đưa ra những phân tích cơ bản để các bạn có thể hiểu rõ hơn. Bài viết này cũng thường được tìm đến sau khi đã nắm rõ Kiến thức Cơ bản Chứng khoán và biết cách Phân tích Cổ phiếu. Về cơ bản, các Vấn đề chính gồm:

+ Chỉ số EPS là gì? Giới thiệu về Chỉ số EPS cơ bản và Công thức tính Tổng quát. + Cách xác định Lợi nhuận ròng và Khối lượng Cổ phiếu bình quân đang lưu hành trong Chỉ số EPS. + Nhược điểm của Chỉ số EPS cơ bản và sự cần có của Chỉ số EPS pha loãng. + Ý nghĩa Chỉ số EPS cơ bản, EPS pha loãng và Cách tra cứu.

1. Chỉ số EPS là gì? Giới thiệu về Chỉ số EPS cơ bản và Công thức tính Tổng quát.

– Khái niệm Chỉ số EPS: Đây là Chỉ số được viết tắt của từ Earnings Per Share trong Tiếng Anh, có nghĩa là Thu nhập trên mỗi Cổ phiếu, hay chính là phần Lợi nhuận ròng bình quân của một Cổ phiếu sau khi đã trừ đi Cổ tức Ưu đãi. EPS còn được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Để hiểu hơn về Khái niệm Cổ phiếu và các loại Cổ phiếu, bạn có thể xem thêm Bài viết: Cổ phiếu là gì? Phân loại, Đặc điểm & Ví dụ. Trên thực tế, Chỉ số EPS được chia thành 2 loại là EPS cơ bản và EPS pha loãng, trong đó Chỉ số EPS cơ bản thường sẽ phổ biến hơn và nếu bạn chỉ nghe nhắc đến EPS thì thường sẽ là EPS cơ bản.

Trong ảnh: Khái niệm về Chỉ số EPS cơ bản và EPS phã loãng trên Trang Tài chính CafeF – Phần về Cổ phiếu VCB – Vietcombank (Link gốc ảnh)

Ví dụ: Doanh nghiệp đang có 20 triệu Cổ phiếu đang lưu hành trên Thị trường. Năm 2022, Doanh nghiệp thu về Lợi nhuận ròng là 100 tỷ đồng. Lúc này, EPS của mỗi Cổ phiếu là 100 tỷ đồng / 20 triệu cổ phiếu = 5.000 đồng / cổ phiếu. Hoặc có thể hiểu đơn giản 5.000 đồng là Lợi nhuận trên một Cổ phiếu của Doanh nghiệp đó trong năm 2022.

– Chỉ số EPS cơ bản là gì: EPS cơ bản trong Tiếng Anh được gọi là Basic EPS. Đây chính là lợi nhuận ròng trên mỗi Cổ phiếu thường đang lưu hành, sau khi đã trừ đi Cổ tức Ưu đãi. Ngày nay trên sàn Chứng khoán cũng rất ít Công ty Niêm yết có Cổ phiếu ưu đãi Cổ tức và Chỉ tiêu Lãi Cơ bản hay EPS cơ bản này chúng ta có thể tìm thấy cả ở Website Tài chính lần Báo cáo Tài chính gửi Sở Giao dịch Chứng khoán.

– Công thức tính Chỉ số EPS cơ bản: Để tính chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp, bạn sẽ cần đến Bảng Cân đối Kế toán,  Báo cáo Kết quả kinh doanh và Thuyết minh trong Báo cáo Tài chính của Doanh nghiệp được công bố định kỳ hàng quý và hàng năm để thu nhặt các số liệu cần thiết sau: Lợi nhuận ròng; Chi trả Cổ tức ưu đãi (nếu có); Số lượng Cổ phiếu bình quân đang lưu hành. Cụ thể, Ta có Công thức tính tổng quát Chỉ số EPS cơ bản như sau:

Trong ảnh: Công thức tính Chỉ số EPS cơ bản và các thành phần cấu thành của Chỉ số – Lợi nhuận ròng, Cổ tức ưu đãi, Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành (Link gốc ảnh)

Trong Công thức kể trên ta thấy EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành. Trong đó: Lợi nhuận ròng, Cổ tức ưu đãi, Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành sẽ được giải thích Chi tiết hơn ở phần dưới.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay rất ít doanh nghiệp có Cổ phiếu ưu đãi và nếu có thì giá trị cổ tức cũng không đáng kể nên nhiều khi người ta bỏ qua phần giá trị này vì kết quả cho ra không chênh lệch đáng kể. Ngoài ra, vẫn có nhiều trường hợp người ta đơn giản hóa việc tính toán, bằng cách sử dụng luôn Số lượng Cổ phiếu đang lưu hành ở thời điểm cuối kỳ để tính Chỉ số EPS thay vì Số lượng Cổ phiếu bình quân gia quyền. Lúc này ta có công thức đơn giản tính EPS = Lợi nhuận ròng / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối kỳ. Điều này sẽ thuận tiện cho bạn lấy dữ liệu hơn nhưng kết quả thu được có thể sẽ có những sự sai lệch, đặc biệt là nếu Số lượng Cổ phiếu của Doanh nghiệp có sự biến động lớn trong kỳ. Vì vậy, mình vẫn khuyên các bạn chỉ sử dụng cách tính đơn giản này trong trường hợp khối lượng Cổ phiếu thay đổi trong kỳ là không đáng kể.

2. Cách xác định Lợi nhuận ròng, Cổ tức Cổ phiếu Ưu đãi và Khối lượng Cổ phiếu bình quân đang lưu hành trong Chỉ số EPS

– Lợi nhuận ròng: đây chính là phần Lợi nhuận cuối cùng của Doanh nghiệp bằng cách gom các nguồn Doanh thu và trừ hết tất cả các khoản Chi phí, Lãi vay, Thuế Thu nhập doanh nghiệp,… và đây là Lợi nhuận thuộc cổ đông – Chủ sở hữu của Công ty. Bạn có thể xem thêm Bài viết sau để hiểu hơn về Khái niệm này Lãi ròng và Vốn chủ sở hữu ròng là gì? Cách tính và Ý nghĩa. Để xác định Lợi nhuận ròng, ta sẽ xem xét Mô hình Công ty để đưa ra giá trị chính xác nhất, cụ thể:

Trong ảnh: Lợi nhuận ròng năm 2022 của ACB (bên trái) và FPT (bên phải) – Báo cáo Tài chính Hợp nhất năm 2022  (Link gốc ảnh)

+ Với Mô hình Công ty không có Công ty con (không nắm >50% cổ phần trở lên ở Công ty nào) hoặc có Công ty con nhưng Tỷ lệ nắm giữ 100% thì Lợi nhuận ròng của Công ty chính là Lợi nhuận sau thuế của Công ty đó trong Báo cáo Tài chính. Với trường hợp này, trong Báo cáo tài chính tại Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta sẽ thấy phần Lợi nhuận sau thuế chỉ hiển thị một mục duy nhất và đây chính là Lợi nhuận ròng của Doanh nghiệp mà ta đang cần xác định (ví dụ như Ngân hàng ACB). Đây là trường hợp đơn giản, khá ít Công ty trên sàn áp dụng mô hình này.

+ Với Mô hình Công ty có Công ty con nhưng không nắm đủ 100% (nắm từ 50% đến < 100%) thì Lợi nhuận ròng sẽ là Lợi nhuận sau thuế của Cổ đông Công ty Mẹ trong Báo cáo Tài chính Hợp nhất. Và được tính bằng Lợi nhuận sau thuế sau khi đã trừ đi Lợi nhuận sau thuế của Cổ đông không kiểm soát (Lợi nhuận của các Cổ đông thiểu số ở các Công ty con) (ví dụ như FPT). Hiện nay, với các Công ty trên Sàn thì Mô hình chủ yếu là Công ty có Công ty con, đặc biệt là với những Công ty lớn. Do đó, khi bạn cần lấy dữ liệu Lãi ròng để phân tích về Doanh nghiệp có Công ty con thì hãy cần chú ý sử dụng Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ thay vì Lợi nhuận sau thuế bình thường để có được đánh giá chính xác.

Trong ảnh: Cổ tức ưu đãi VPBank đã chi trả năm 2017 và số Cổ phiếu ưu đãi này đã được Ngân hàng mua lại làm Cổ phiếu quỹ năm 2018 – Báo cáo Tài chính VPB 2018 (Link gốc ảnh)

– Cổ tức Cổ phiếu Ưu đãi: hay Cổ phiếu có ưu đãi Cổ tức là loại Cổ phiếu được hưởng một số quyền ưu tiên hơn so với Cổ phiếu thường về Cổ tức Tiền mặt. Nhà đầu tư nắm giữ Cổ phiếu ưu đãi có quyền được hưởng một mức Cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm (vẫn được nhận cổ tức kể cả khi Công ty làm ăn thua lỗ). Do đó phần Cổ tức Ưu đãi này sẽ không được tính vào phần Lợi nhuận chia cho Cổ phiếu thường trong công thức Chỉ số EPS mà ta đang đề cập. Tuy nhiên, với Thị trường Việt Nam hiện nay thì hiếm Doanh nghiệp nào còn có nắm giữ Cổ phiếu Ưu đãi cổ tức, với những Doanh nghiệp không có loại Cổ phiếu này thì phần Cổ tức Cổ phiếu Ưu đãi sẽ bằng 0.

– Số lượng Cổ phiếu bình quân đang lưu hành: Việc sử dụng số bình quân gia quyền của Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ thay vì sử dụng luôn số cổ phiếu đang lưu hành cuối kỳ là do giá trị vốn Cổ đông thay đổi trong kỳ khi số lượng Cổ phiếu phổ thông lưu hành tăng hoặc giảm. Vì Lợi nhuận ròng phản ánh kết quả kinh doanh của cả một kỳ, trong khi đó số Cổ phiếu lưu hành của Doanh nghiệp trong kỳ có thể biến động tăng giảm. Vậy nên việc xách định bình quân sẽ phản ánh chính xác Lợi nhuận sinh ra trên mỗi Cổ phần khi những thay đổi làm tăng/giảm khối lượng Cổ phiếu trong kỳ đã được tính toán. Xem thêm: Mệnh giá Chứng khoán, Cổ phiếu Quỹ và Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành (Phần 3 có giới thiệu về Số lượng Cổ phiếu đang lưu hành). Ta có thể xác định Số lượng Cổ phiếu bình quân đang lưu hành theo Công thức sau:

Trong ảnh: Công thức cơ bản tính Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành trong kỳ – Phương pháp bình quân gia quyền (Link gốc ảnh)

Số bình quân gia quyền của Cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ là Số lượng Cổ phiếu phổ thông lưu hành đầu kỳ được điều chỉnh theo số cổ phiếu phổ thông được mua lại hoặc được phát hành thêm nhân với hệ số thời gian. Hệ số thời gian là tỷ số giữa số lượng ngày mà cổ phiếu được lưu hành trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể xem Ví dụ cụ thể sau:

+ Đầu năm 2022, Công ty A có Vốn Điều lệ là 20 tỷ đồng hay 2 triệu cổ phiếu lưu hành nên ngày cho toàn năm từ đầu là 365 ngày. + Ngày 01/06/2022, Công ty phát hành thêm Quyền mua tăng vốn thêm 5 tỷ đồng hay 500 ngàn cổ phiếu nên Số lượng Cổ phiếu thêm này sẽ có ảnh hưởng từ 01/06/2022 đến 31/12/2022 là 214 ngày theo Vốn kinh doanh mới. + Ngày 01/08/2022, Công ty mua lại 20 ngàn cổ phiếu quỹ hay có hiệu ứng làm giảm Vốn Điều lệ đi 200 triệu đồng nên Số lượng Cổ phiếu giảm này có ảnh hưởng từ 01/08/2022 đến 31/12/2022 là 153 ngày theo Vốn kinh doanh mới tiếp. Xem thêm: Mệnh giá Chứng khoán, Cổ phiếu Quỹ và Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành (Phần 3 có giới thiệu về Cổ phiếu Quỹ).

Trong ảnh: Ví dụ về cách tính Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong Kỳ khi có sự tăng giảm cổ phiếu của Công ty A (Link gốc ảnh)

+ Ngày 01/10/2022, Công ty hoàn thành việc tăng vốn từ Cổ tức bằng Cổ phiếu 10:1, Tống Số Cổ phiếu lưu hành trước đợt tăng vốn là 2.000.000 + 500.000 – 20.000 = 2.480.000 cổ phiếu nên Số lượng Cổ phiếu lưu hành thêm từ Cổ tức Cổ phiếu là : 2.480.000 / 10 = 248.000 cổ phiếu và có ảnh hưởng từ 01/10/2022  đến 31/12/2022 là 92 ngày theo Vốn kinh doanh mới tiếp.

Số lượng Cổ phiếu Lưu hành bình quân căn cứ và các Sự kiện trên là: 2.000.000 + 500.000 x (214/365) – 20.000 x (153/365) + 248.000 x (92/365) = 2.347.277 cổ phiếu.

Ngoài ra, ta cũng có thể tính theo cách khác – Thời gian mà Tổng số lượng Cổ phiếu lưu hành tồn tại trong khoảng: 2.000.000 cổ phiếu – Từ 01/01/2022 đến 31/05/2022 là 151 ngày; 2.500.000 cổ phiếu – Từ 01/06/2022 đến 31/07/2022 là 61 ngày; 2.480.000 cổ phiếu – Từ 01/08/2022 đến 30/09/2022 là 61 ngày và 2.728.000 cổ phiếu – Từ 01/10/2022 đến 31/12/2022 là 92 ngày nên Số lượng Cổ phiếu lưu hành bình quân là: 2.000.000 x (151/365) + 2.500.000 x (61/365) + 2.480.000 * (61/365) + 2.728.000 x (92/365) = 2.347.277 cổ phiếu.

Trong ảnh: Ví dụ về Cách khác tính để Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân dựa trên khoảng thời gian Số lượng cổ phiếu lưu hành tồn tại (Link gốc ảnh)

Ở đây, bạn sẽ thấy Số lượng Cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm 2022 là 2.347.277 Cổ phiếu, nhỏ hơn đáng kể so với Số lượng Cổ phiếu thực tế đang lưu hành ở cuối kỳ là 2.728.000 Cổ phiếu. Trong Ví dụ này, giả sử Lợi nhuận ròng của Công ty trong năm 2022 là 10 tỷ đồng và Công ty không có Cổ phiếu ưu đãi. Lúc này, ta có Chỉ số EPS = 10 tỷ đồng / 2.347.277 = 4.260 đồng (Tức là một cổ phiếu Công ty A với Mệnh giá là 10.000 đồng cho Lợi nhuận là 4.260 đồng). Nếu bạn lấy luôn Lợi nhuận ròng/Số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối kỳ thì con số sẽ ra là 10 tỷ đồng / 2.728.000 = 3.666 đồng. Từ đó, ta có thể thấy sự chênh lệch giữa 2 phương pháp. Nếu trong kỳ, sự thay đổi số lượng cổ phiếu càng lớn thì sự chênh lệch này càng lớn. Bạn cũng có thể xem được Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành của Doanh nghiệp trong kỳ tại phần thuyết minh của Báo cáo Tài chính.

Từ công thức tính Chỉ số EPS ở trên, ta cũng cần lưu ý, Chỉ số EPS không phải lúc nào cũng Tỷ lệ thuận với Lợi nhuận ròng. Ví dụ như nếu Công ty muốn gia tăng nguồn vốn bằng cách phát hành thêm 10% lượng Cổ phiếu mà Lợi nhuận tăng trưởng ít hơn 10% thì đồng nghĩa EPS sẽ giảm.

3. Nhược điểm của Chỉ số EPS cơ bản và sự cần có của Chỉ số EPS pha loãng

– Nhược điểm của Chỉ số EPS cơ bản: Vì Chỉ số EPS cơ bản chỉ phản ánh Lợi nhuận cho lượng Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong khi đó một Công ty có thể có thêm Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi, Trái phiếu chuyển đổi, Cổ phiếu ESOP hoặc Quyền chọn Cổ phiếu mà về lý thuyết có thể chuyển thành Cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Do đó, nếu việc chuyển đổi này xảy ra, Chỉ số Thu nhập trên mỗi cổ phiếu – EPS Cơ bản tương lai sẽ giảm do hiện tượng cổ phiếu bị pha loãng này. Lúc này, ta cần có thêm một loại Chỉ số EPS khác để phản ánh đúng bản chất của những thay đổi này, đó là Chỉ số EPS pha loãng. Trong Báo cáo Tài chính, ta cũng sẽ dễ dàng tìm thấy giá trị Chỉ số EPS pha loãng này chính là Chỉ tiêu Lãi suy giảm trên Cổ phiếu trong Báo cáo Tài chính.

Trong ảnh: Lãi cơ bản và Lãi suy giảm của VIC – Báo cáo Tài chính Hợp nhất năm 2022 (Link gốc ảnh)

– Chỉ số EPS pha loãng là gì: EPS pha loãng trong Tiếng Anh được gọi là Diluted EPS. Đây là Chỉ số EPS có sự điều chỉnh rủi ro do sự pha loãng Lợi nhuận trên mỗi Cổ phiếu đến từ việc Doanh nghiệp phát hành các Chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành Cổ phiếu phổ thông như (Cổ phiếu ưu đãi, Cổ phiếu ESOP, Trái phiếu chuyển đổi, Quyền mua cổ phiếu) với giả định rằng rất có thể việc tăng vốn sẽ xảy ra trong tương lai gần. Chỉ số này thường được kết hợp thêm do có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản vì đã phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai. Có thể thấy Chỉ số EPS pha loãng thường sẽ thấp hơn EPS cơ bản, trong trường hợp Công ty không có Chứng khoán nào có thể chuyển đổi thành Cổ phiếu thì 2 loại Chỉ số này sẽ có giá trị bằng nhau.

Trên thực tế, hiện nay với nhiều Nhà Đầu tư nếu chủ quan chỉ để ý đến chỉ số EPS cơ bản mà không để ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến EPS trong tương lai và đây thường là sai lầm của nhiều nhà đầu tư do chưa nghiên cứu kỹ về Doanh nghiệp. Để có thể khái quát được các biến động của thị trường và đo lường chính xác được Thu nhập của mỗi cổ phiếu thì chúng ta cần phải đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh dựa trên cả 2 loại chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng.

– Công thức tính Chỉ số EPS pha loãng: EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi).

Trong ảnh: Công thức tính Chỉ số EPS pha loãng và các thành phần cấu thành của Chỉ số – Lợi nhuận ròng, Cổ tức ưu đãi, Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành, Số lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi (Link gốc ảnh)

4. Ý nghĩa Chỉ số EPS cơ bản, EPS pha loãng và Cách tra cứu.

– Ý nghĩa của Chỉ số EPS cơ bản, EPS pha loãng:

+ Lựa chọn Cổ phiếu: như mình đã phân tích ở trên, EPS là Chỉ số tài chính rất quan trọng, phản ánh thực tế hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng của Doanh nghiệp, giúp Nhà Đầu tư lựa chọn cổ phiếu phù hợp. Chỉ số EPS của Công ty càng cao thì càng có sức hút với Nhà Đầu tư. Công ty hoạt động càng tốt thì EPS càng có xu hướng tăng trưởng đều theo thời gian. Bạn có thể dùng nó để so sánh với các Công ty Ngành để lựa chọn cổ phiếu.

Trong ảnh: Lợi nhuận ròng, EPS cơ bản, EPS pha loãng – Năm 2022 của 18 Ngân hàng đang Niêm yết trên sàn HOSE, HNX (Link gốc ảnh)

+ Tính Chỉ số Tài chính khác: chỉ số EPS thường được sử dụng để tính Chỉ số Định giá quan trọng và phổ biến bậc nhất hiện nay là Chỉ số P/E (Được trình bày riêng trong một Bài viết khác).

– Cách Lọc Cổ phiếu với Chỉ số EPS: bên cạnh cách tự tính hay xem Báo cáo Tài chính để xác định Chỉ số EPS, bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu trên các trang Website Báo Tài chính hay trang Website của các Công ty Chứng khoán. Dù xác suất sai Dữ liệu của các Trang này tương đối cao nhưng vẫn là một công cụ tốt để “lọc qua qua” trước khi tự tính lại Chỉ số EPS cho chắc chắn về Hệ số của Công ty đang cần được xem xét đánh giá và định giá. Thường thì mình hay lọc Chỉ số EPS qua Cophieu68, bạn có thể tham khảo như Hình dưới đây.

Trong ảnh: Website Cophieu68 và Bộ lộc Chỉ số Tài chính Cơ bản. Trong đó có Chỉ số EPS (Link gốc ảnh)

Trên đây là một số phân tích của mình để giải thích toàn bộ Khái niệm Chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng là gì, Công thức Tổng quát, các Thành phần trong Chỉ số EPS, Ý nghĩa của EPS và Cách lọc Cổ phiếu dựa vào EPS. Nếu bạn còn bất cứ một thắc mắc nào liên quan đến chứng khoán, có thể liên hệ lại, Nhóm mình sẽ hỗ trợ Tư vấn.

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

(Kieu Oanh / Hiep Bui – Tháng 05/2023)

Lưu ý : Để biết hình ảnh nguyên liệu thông tin chi tiết về nguyên liệu click vào tên của từng nguyên liệu

−Trộn đều hỗn hợp gồm 500g đường cát trắng + 2 gói rau câu dẻo

−Đun 2 lít nước, khi nước sôi thì tắt bếp.

−Cho từ từ hỗn hợp đường và rau câu đã trộn sẵn vào, vừa cho vừa khuấy mạnh tay .

−Bật bếp nấu đến khi hỗn hợp sôi trở lại thì giảm lửa nhỏ nấu trong vòng 5 phút để rau câu chín (giảm lửa nhưng nước trong nồi vẫn phải sôi) trong lúc nấu 1 phút khuấy 1 lần để không bị cháy.

Bước 2 : Tạo màu thạch: 1 lít nước thạch nấu chín + 100ml siro sâm dứa Golden Farm. Khuấy đều và đổ vào khuôn hoặc khay có bề mặt bằng phẳng. 1 lít nước thạch nấu chín + 100ml siro Vải Ding Fong + 40ml nước đường Hàn Quốc. Khuấy đều và đổ vào khuôn hoặc khay inox. Để nguội 30 phút, sau đó bảo quản ngăn mát ít nhất 4 tiếng. Thạch sâm dứa và thạch vải bào sợi nhỏ.

−Chuẩn bị một thau nước cho vào 1 ít muối ăn, gọt củ năng đến đâu cho vào thau nước muối loãng đến đó để không bị đen.

−Cân 200g củ năng đem gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành hạt lựu.

−Đổ củ năng ra một chiếc rổ, để ráo hết nước, sau đó ướp 100ml siro dâu Golden Farm + 50ml nước đường vào củ năng đã để ráo.

−Ngâm củ năng với siro khoảng 20-30 phút cho đến khi được màu đỏ như ý muốn. −Đổ lại củ năng đã được nhuộm màu vào rổ rồi để củ năng còn hơi ẩm.

−Cho 150g bột năng vào hộp có nắp đậy (nồi có nắp, hộp có nắp), rải đều củ năng đã ướp siro đang còn ẩm vào hộp bỏ thêm 1 lớp bột năng (50g) vào hộp, đậy nắp rồi lắc đều không dùng tay trộn vì làm như vậy khi nấu bột sẽ bị rã ra hết.

−Sau khi lắc xong bột đã dính chặt vào củ năng thì dùng tay hốt củ năng cho ra rổ thưa (lưu ý không lấy phần bột dư) rây nhẹ cho bột thừa rớt xuống bớt.

−Nấu 2 lít nước sôi, khi nước sôi lớn cho củ năng vào nồi, rải củ năng ra khắp nồi (không bỏ thành 1 cục)

− Để yên không đảo khuấy, chờ đến khi củ năng se lại và có 1-2 viên nổi lên mặt nước, lúc này dùng đũa đảo nhẹ cho củ năng rời ra.

− Khi củ năng nổi hết lên mặt nước thì  giảm lửa nhỏ nấu thêm 1-2 phút là chín.  −Vớt củ năng ra cho vào tô nước  đã chuẩn bị sẵn. Rồi xả nước lạnh, sau đó vớt ra để ráo.

Bước 5 :Ướp đường cho củ năng:  Để củ năng không bị dính vào nhau theo 200g củ năng thành phẩm 70ml nước đường Hàn Quốc hoặc 70g đường cát trắng (Nếu muốn thơm hơn thì cho thêm siro theo tỷ lệ 100g củ năng thành phẩm thêm 20ml siro).

Bước 6: Sơ chế trái cây và nguyên liệu khác

−Sầu riêng : Bỏ hạt lấy cơm sầu riêng.

−Mít: Bỏ hạt cắt sợi. −Nhãn : Bóc vỏ, lấy hạt

−Hạt đác : Mua hạt về rửa sạch.

−Bơ : Bỏ vỏ cắt thành khoanh lớn rồi cắt ra thành những hạt lựu lớn.

−Đậu phộng: Mua loại đã rang sẵn.

Bước 7: Nấu đậu xanh 120g Đậu xanh không vỏ mua về rửa sạch >>>Cho 120g đậu xanh vào bình ủ trà hoặc nồi có nắp đậy kín. Sau đó đổ nước sôi 100 độ ngập đậu xanh ủ 2 tiếng.

*Nấu bằng nồi nấu trân châu: Lấy 120g đậu xanh đã ngâm rửa sạch  + 450ml nước sôi. Cho vào nồi nấu trân châu cài đặt nấu 40 phút và ủ 20 phút. Là hoàn thành

*Nấu bằng bếp gas hoặc bếp điện: Lấy 120g đậu xanh đã ngâm rửa sạch  + 600ml nước lọc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn . Sau đó cho hỗn hợp đã xay nhuyễn vào nồi nấu lửa nhỏ từ 25-30 phút cho đến khi chín nhừ, liên tục khuấy để không bị cháy nồi. Là hoàn thành

Bước 8: Làm nước sốt sầu riêng :Cho hỗn hợp gồm Rich’s 400ml  + Nước lọc 200ml + Hương sầu riêng dạng nước 14ml + Muối ăn 2ml + Nước đường 200ml + 100ml Topping Base + Đậu xanh đã nấu chín 200g vào máy xay Vitamix hoặc Omniblend  xay nhuyễn từ 1-2 phút sau đó cho tiếp 300g thịt Sầu riêng vào cối nhấn đảo 5-7 lần là hoàn thành => Thu được 1500-1600ml => Chia 17-18 phần nước cốt.

Lưu ý : Nên xay ít để còn được phần thịt sầu riêng.

Bước 9: Trang trí: Dùng ly 500ml cho ½ ly đá bào + 1 vá thạch sâm dứa + 1 vá thạch vải cắt sợi + 5 hạt đác + ½ vá thạch hạt lựu + 2 quả nhãn + 10 sợi mít + 3 miếng bơ. Cho 90-100 ml sốt sầu riêng. Rắc thêm vài hạt đậu phộng lên mặt ly là hoàn thành.

Mít, bơ, nhãn, đậu phộng, hạt đác: 1.7k

Ly + muỗng +bao bì = 1.5k >>> Giá vốn : 13k