Bảo hiểm y tế ở Canada là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều người nước ngoài khi mới nhập cư. Trong bài viết này, Viva Consulting sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề về bảo hiểm tại đây, giúp bạn có thể an tâm bắt đầu cuộc sống mới nơi đất khách. Đặc biệt, hệ thống y tế của xứ sở lá phong là một trong những điểm khiến nơi đây trở thành nơi đáng sống nhất thế giới.
Bảo hiểm y tế ở Canada là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều người nước ngoài khi mới nhập cư. Trong bài viết này, Viva Consulting sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề về bảo hiểm tại đây, giúp bạn có thể an tâm bắt đầu cuộc sống mới nơi đất khách. Đặc biệt, hệ thống y tế của xứ sở lá phong là một trong những điểm khiến nơi đây trở thành nơi đáng sống nhất thế giới.
Trước khi được nhận thẻ bảo hiểm y tế ở Canada công cộng, bạn có thể cân nhắc sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân để thanh toán cho các dịch vụ y tế. Hiện nay, có rất nhiều loại bảo hiểm tư nhân để bạn dễ dàng lựa chọn. Bạn sẽ phải chờ tối đa 3 tháng để nhận thẻ bảo hiểm nếu bạn sinh sống ở British Columbia, Ontario, Quebec và New Brunswick. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mình khi định cư ở một đất nước khác, bạn nên dùng tạm bảo hiểm tư nhân.
Những đối tượng là người tị nạn, người cần được bảo vệ, người yêu cầu tị nạn cũng như người phụ thuộc trong một số trường hợp có thể nhận được bảo hiểm y tế ở Canada tam thời được ban hành bởi Chương trình Y tế Liên bang Tạm thời (IFHP) cho đến khi họ đủ điều kiện để được cấp thẻ bảo hiểm y tế công cộng hoặc tiếp cận được với bảo hiểm tư nhân.
Bảo hiểm y tế ở Canada nói riêng và các dịch vụ y tế nói chung là điểm khiến người dân đang sinh sống và làm việc ở đây rất tự hào. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn yên tâm với cuộc sống định cư ở Canada. Sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi người, dù bạn làm gì cũng đừng quên cách đăng ký bảo hiểm y tế ngay khi đến Canada nhé!
Con số gần 247 triệu đồng ấy không hề rẻ, ngay cả khi so với thu nhập bình quân đầu người của Mỹ - khoảng 1/4 mỗi năm.
Việc bác sĩ vòi tiền, nặng lời quát tháo, ăn nói khó nghe, làm việc cẩu thả... vẫn có thể xảy ra đâu đó quanh ta. Nhiều người cho rằng những điều trên chỉ diễn ra ở một bộ phận, có kẻ nói bác sĩ nào cũng thế, đồng thời, tình trạng này chỉ tăng chứ không giảm.
Vì bức xúc, người bệnh đã "tìm ra" giải pháp là... đánh. Chuyện bác sĩ bị đánh, từ hội đồng, đâm dao, đến vài cái tát, đấm đá... diễn ra liên tục. Việc lớn thì lên báo, ra toà, việc nhỏ đành thôi.
Bác sĩ ra sức kêu gọi thông cảm, bệnh nhân và người nhà thì lớn giọng trên các phương tiện truyền thông là có nhiều bác sĩ "đáng bị đánh". Trong khi đó, thứ gọi là "tiêu cực" trong ngành y vẫn tiếp tục diễn ra và chỉ tăng chứ không giảm.
Các bác sĩ ở bệnh viện công được trả lương quá thấp so với mặt bằng tiêu dùng trong xã hội. Tiền là gốc rễ của hầu hết mọi vấn đề, nhất là khi nó có liên quan tới dịch vụ.
(Xem thêm: Bác sĩ từ chức vì 'giẫm chân lên giường bệnh nhân' )
Các bác sĩ giống mọi người, đều phải ăn uống, mặc áo, đi lại, nuôi con và vô số các vấn đề khác. Họ phải chịu cảnh lương thấp nhưng phải "như mẹ hiền", "xả thân phục vụ". Chiếc phong bì được đưa ra, nhanh chóng trở thành nhân tố quyết định.
Xã hội nói chung dường như đang bỏ quên đồng tiền trong một bài toán mà tiền là ẩn số. Ở các nước phát triển, bác sĩ phục vụ tốt thật, nhưng cái giá là bao nhiêu? Tôi đã "thưởng thức" qua bệnh viện ở Úc và ở Mỹ.
Ở Úc, mọi công dân đều được chăm sóc sức khoẻ miễn phí nhưng người dân phải đóng thuế rất cao để có thể được như vậy. Bác sĩ học 6 năm ra sẽ đạt mức lương khoảng vài trăm nghìn đô.
Ai muốn chơi sang thì có thể mua thêm bảo hiểm tư. Tôi không may phải vào viện tư ở Úc một lần, nhưng đã khoẻ, chi phí cao ngút ngàn.
Bác sĩ ở đây đi xe BMW đậu chỗ ưu tiên để khám bệnh, ăn nói rất dịu dàng và sẵn sàng dành cả giờ đồng hồ để nói với mẹ tôi về bệnh tình của tôi (dù chẳng nặng lắm), tất nhiên là có tính phí, hình như khoảng 500 AUD cho một giờ. Trách nhiệm giải thích về bệnh tình cho người nhà như thế là trọn vẹn.
Ở Mỹ, hệ thống chăm sóc y tế có cả công lẫn tư, nhưng bệnh viện công ít hơn. Chỉ người nghèo có trẻ em sống chung hay già mới có chế độ của chính phủ, còn lại đều phải mua bảo hiểm tư.
Bác sĩ chăm sóc tốt và tất nhiên là với một giá tiền không hề rẻ. Tiền bác sĩ ở Mỹ tốn kém hơn ở Úc, cho dù nhiều người có bảo hiểm thì nguyên nhân gây phá sản hàng đầu ở Mỹ vẫn là chi phí y tế.
Tôi có tính mạo hiểm trong ăn uống, dù hay bị dị ứng. Một lần ăn thịt cá sấu ở Mỹ khiến tôi bị dị ứng nặng, phải vào phòng khẩn cấp lúc 2h sáng, vì tôi sợ bị khó thở dẫn đến biến chứng.
Lúc đó, phải gặp "triage nurse" để phân loại bệnh nặng nhẹ. Tôi chưa khó thở nên thuộc loại nhẹ, phải ngồi ghế trong khi cả người phát ban. Họ hướng dẫn tôi nếu khó thở phải báo ngay.
Tôi ngồi như vậy tới 5h sáng thì có bác sĩ tới thăm, ngó qua một cái, bác sĩ cười hỏi tôi ăn gì mà ra nông nỗi. Khi nghe món thịt cá sấu thì ông ấy bảo tôi là "đừng mạo hiểm thế". Sau đó, ông ta chích cho tôi một mũi, cho một viên thuốc, rồi bảo về ngay.
Tôi khỏi bệnh nhanh chóng và nhận được hoá đơn giá 600 USD, bảo hiểm trả 500 USD, còn tôi trả 100 USD. Đại khái là đều có giá của nó cả.
Giá bảo hiểm y tế ở Mỹ là bao nhiêu? Để có thẻ bảo hiểm chi trả như trên, tôi phải đóng tiền bảo hiểm hàng tháng là 320 USD, nhưng đấy chỉ là 35% tiền bảo hiểm, còn công ty nơi tôi làm đóng 65%. Tính ra phí bảo hiểm của một mình tôi là khoảng 11.000 USD/năm.
Cũng có loại bảo hiểm rẻ hơn, khoảng 3.000 USD/năm cho một người tuổi hai mươi mấy, khỏe mạnh và không tiền sử bệnh nghiêm trọng. Loại bảo hiểm đó chỉ chi trả phần nào cho những lúc ốm nặng phải vào viện, còn bệnh nhẹ thì ráng chịu.
Ở Việt Nam, tôi nhớ có lần em tôi không may bị xe quẹt trước nhà và bị thương ở đầu. Ba gọi tôi đi lấy tiền, rồi thuê xe lôi đưa em vào vào bệnh viện. Bao nhiêu tiền trong nhà tôi lấy hết đưa cho ba.
(Xem thêm: 'Các bác sĩ phải học võ để tự vệ khi bị nệnh nhân đánh' )
Khi vào viện, em tôi cũng được phân loại, cũng đưa qua chụp quét, may mà không nặng nên được cho thuốc, băng bó rồi về. Lẽ tất nhiên là ba tôi chi tiền đầy đủ ở mỗi chỗ, khoản lót tay thì không biết có hay không. Những lời không dịu dàng cũng có, nhưng đành cho qua. Ba kể lại là em tôi rất sợ, cứ bám chặt lấy ba vì mấy bác sĩ dữ quá.
Khoản phí bảo hiểm y tế lên đến 11.000 USD/năm là không rẻ, ngay cả khi so với thu nhập bình quân đầu người của Mỹ - khoảng1/4 thu nhập bình quân đầu người mỗi năm.
Bảo hiểm loại "dởm" cũng chiếm khoảng 10% thu nhập bình dân đầu người. Nếu ta chỉ tính theo phần trăm trên thu nhập bình quân của người Việt là 2.000 USD/năm, thì một người phải chi khoảng 500 USD (11 triệu đồng) mỗi năm cho bảo hiểm y tế, hay là 4 triệu mỗi năm cho bảo hiểm loại "dởm". Điều này có vẻ không khả thi.
Làm sao để tăng lương cho bác sĩ? Tôi thử đặt mình vào vị trí "người quản lý" ít phút, rồi đi tới ba 'tối kiến':
Thứ nhất, tăng ngân sách cho bệnh viện (tức phải tăng thuế).
Cũng có thể kết hợp vài cách trên đây. Nhưng cách nào của tôi cũng sẽ khiến người dân thêm nặng gánh, vậy nên tôi mới gọi là tối kiến.
Trong tình hình y tế công của Việt Nam hiện nay, các vấn đề nhũng nhiễu là có thật, tuy vậy chừng nào mà câu chuyện lương bác sĩ còn chưa được giải quyết thì tiêu cực vẫn sẽ xảy ra, vì nói không với đồng tiền là rất khó khi túi của bạn rỗng. Nhiều bác sĩ chọn con đường làm việc cho các bệnh viện tư nhân quốc tế, nơi mà người bệnh bỏ tiền ra, nhưng bằng con đường chính thức, để được chăm sóc tốt.
Thực tế cuộc sống vẫn là như thế. Một số người nghĩ rằng việc được chăm sóc y tế là một quyền, nhưng nó chỉ là một dịch vụ. Khi bạn là người đi mua, thì phải có tiền mới mua được dịch vụ tốt. Xông vào đánh người bán hàng không làm thay đổi gì cả, và nếu người bán hàng không phải là bác sĩ mà là cô hàng nước, thì bạn đã bị đánh lại rồi đấy.
Chia sẻ những hình ảnh, bài viết của bạn tại đây.
Người tạm trú (bao gồm du học sinh, khách du lịch và người làm việc tạm thời) hoặc thường trú nhân ở Canada có thể được cấp thể bảo hiểm y tế của tỉnh bang/ vùng lãnh thổ và sẽ được miễn phí hầu hết các dịch vụ y tế.
Quy trình nộp hồ sơ cấp Thẻ Bảo hiểm Y tế
Mỗi tỉnh bang/vùng lãnh thổ quản lý hệ thống chăm sóc y tế riêng. Ở một số tỉnh bang, bạn sẽ phải đợi (thường là 3 tháng) để các chương trình bảo hiểm y tế có hiệu lực. Điều đó có nghĩa là trong thời gian chờ đợi bạn không có bảo hiểm y tế, và chẳng may nếu xảy ra ốm đau, tại nạn trong thời gian này bạn sẽ phải chi trả những khoản chi phí y tế cao ngất ngưởng. Đây là lý do tại sao bạn nên mua bảo hiểm y tế tư nhân để chi trả những chi phí y tế cần thiết trong thời gian chờ đợi này.
Bạn hãy tìm hiểu xem mình có đủ điều kiện đăng ký thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ hay không cũng như cách thức đăng ký qua các bài viết của chúng tôi:
Mua bảo hiểm y tế ở đâu? Thủ tục mua bảo hiểm y tế (Ảnh minh họa)
Căn cứ chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Điều 31 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020) thì hiện nay, những đối tượng tham gia BHYT được chia làm 06 nhóm, mỗi nhóm đối tượng thực hiện mua BHYT tại các địa điểm khác nhau, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia BHYT thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
- Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan BHXH.
- Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia BHYT với nhà trường nơi đang theo học.
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
Căn cứ Điều 25 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020), hồ sơ tham gia BHYT bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ "đã hiến bộ phận cơ thể".
- Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.
Thủ tục tham gia BHYT thực hiện theo quy định tại Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020), bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tham gia BHYT
Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền BHYT cho đơn vị nơi đang làm việc, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã kê khai hồ sơ và nộp cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mình đang làm việc. Hằng tháng, đơn vị sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động để đóng BHYT.
- Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Nộp cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH và không phải đóng tiền.
- Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã và không phải mất tiền mua BHYT.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH và đóng tiền tương ứng.
+ Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký và đóng tiền tham gia BHYT với nhà trường
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
Người dân nhận thẻ BHYT tại chính nơi mà mình đã nộp hồ sơ.